Châu Á: Đi tìm linh hồn bị đánh mất

HÀ CÚC| 11/05/2012 04:21

Một thế giới không có lịch sử là một thế giới không có linh hồn. Châu Á trên đường tìm lại linh hồn đang dần bị biến mất của mình.

Châu Á: Đi tìm linh hồn bị đánh mất

Một thế giới không có lịch sử là một thế giới không có linh hồn. Châu Á trên đường tìm lại linh hồn đang dần bị biến mất của mình.

Đọc E-paper

Thành phố cổ Bình Dao

Quỹ Di sản Toàn cầu đã phải lên danh sách 10 di sản tuyệt đẹp tại châu Á đang phải đối mặt với “tổn thất không thể khắc phục và phá hủy”. “Đây là 10 di sản đại diện cho các báu vật của châu Á có nguy cơ biết mất hoàn toàn tại châu Á và phần còn lại của thế giới đang phát triển”, Jeff Morgan, Giám đốc Điều hành của quỹ, nhấn mạnh trong báo cáo “Di sản châu Á trước nguy biến: Cứu các di sản đang bị biến mất”.

Các kiến trúc đá từ các nền văn hóa cổ đại và tinh tế của châu Á đang đối mặt với nhiều rủi ro, từ phát triển kinh tế, lũ lụt, hiện đại hóa đô thị đến phát triển du lịch... “Chúng tôi đang tìm kiếm các nền văn minh ngàn năm bị biến mất trong thế kỷ XXI với tốc độ nhanh chưa từng có”, ông Vishakha N. Desai, Chủ tịch Quỹ Xã hội Châu Á, nói.

Về vấn đề này, Kuanghan Li, Quỹ Di sản Toàn cầu tại Trung Quốc (TQ), lấy ví dụ về công tác bảo tồn Pingyao (Bình Dao, tỉnh Sơn Tây), một trong những thành phố cổ cuối cùng của TQ còn tồn tại các thành phố có tường bao quanh. Hơn 20 năm trước đây đã có hàng trăm thành phố có tường bao quanh tương tự còn lại tại TQ. Nhưng chúng đã bị phá hủy hoàn toàn trong cơn lốc đô thị hóa tại TQ.

Mãi đến năm 1985 TQ mới chính thức gia nhập Công ước Di sản thế giới, nhưng đến nay nước này đã có 40 di sản thế giới, chỉ đứng sau Ý và Tây Ban Nha. Theo tờ Nhân Dân nhật báo, hiện TQ có khoảng 200 hồ sơ xin UNESCO công nhận di sản thế giới, trong đó có 100 di sản đã hoàn thành hồ sơ trong danh sách dự bị đề cử, chưa kể những hồ sơ không được nhà nước thông qua nhưng đang nỗ lực hoàn thiện.

Sau khi được công nhận di sản thế giới, việc đầu tiên là hầu hết các địa phương đều tăng giá vé vào tham quan, nên nguồn thu từ vé tăng lên chóng mặt, chiếm 80-90% thu nhập của các khu di sản. Ví dụ: thành phố cổ Bình Dao, tỉnh Sơn Tây sau khi được công nhận Di sản Văn hóa thế giới, năm 1998 nguồn thu từ vé tham quan của thành phố cổ từ 180.000 nhân dân tệ vọt lên 5 triệu nhân dân tệ.

Tuy nhiên, theo kết quả cuộc tổng điều tra di sản quy mô lớn nhất của TQ từ năm 1949 đến nay, nước này có khoảng 44.000 di tích, đền chùa cổ và nhiều địa điểm văn hóa đã biến mất. 25% trong số những địa điểm còn lại được bảo tồn rất kém. Lý giải về thực trạng trên, báo giới TQ cho hay nhiều địa danh không được bảo vệ và bị phá hủy để mở đường cho các dự án xây dựng.

Các chuyên gia cho rằng, nỗ lực bảo tồn kiến trúc toàn cầu của UNESCO lâu nay chỉ tập trung cho các di sản tại châu Âu hơn là cho những di sản tại Mỹ La tinh hay châu Á. Hơn 80% Di sản Thế giới của UNESCO được đặt tại 10 tiểu bang giàu nhất.

Do bị đánh giá thấp, nhiều di sản của thế giới có nguy cơ không còn tồn tại trong 10 năm tới.

Với một tương lai tươi sáng phía trước, châu Á đang ngày càng khám phá lại quá khứ của mình. Giờ là lúc nhiều nước trong khu vực phải xem xét lại vấn đề bảo tồn di sản và đa dạng văn hóa. Các bộ luật và quy định liên quan cần được cải thiện, nhận thức của công chúng cần được tăng cường song song với đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa.

Việt Nam, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc... là những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa, và cũng là những nước có tỷ lệ tăng trưởng dân số nhanh, tốc độ đô thị hóa bùng nổ. Những đô thị phát triển đang mở ra thu hút đầu tư từ bên ngoài vào nhanh chóng đã tạo ra xung đột trong kết cấu văn hóa địa phương và văn hóa du nhập, đặc biệt tại các đô thị có nhiều di sản.

Thêm nữa, đô thị di sản là những nơi có ngành công nghiệp du lịch phát triển mạnh cũng tạo ra sự đồng hóa văn hóa, tác động trực tiếp đến cảnh quan và văn hóa tín ngưỡng địa phương. Toàn cầu hóa cũng là một yếu tố làm biến mất dần những bản sắc truyền thống.

10 di sản hàng đầu của châu Á có nguy cơ biến mất:

1. Ayutthaya (Thái Lan): Trước đây được biết đến như “Venice của phương Đông”
2. Pháo đài Fort Santiago (Philippines)
3. Kashgar (TQ): Một trong những thành phố trên Con đường tơ lụa cổ đại
4. Mahasthangarh (Bangladesh), một trong những khu vực khảo cổ đầu tiên của Bangladesh
5. Mes Aynak: Tu viện Phật giáo tại Afghanistan trên Con đường tơ lụa
6. Myauk-U: Thủ đô của vương quốc Arakenese đầu tiên ở Myanmar
7. Đồng Chum: Di sản bí ẩn tại Lào
8. Preah Vihear: Kiệt tác kiến trúc Khmer tại
Campuchia
9. Rakhigari: Một trong những kiến trúc cổ đại lớn nhất ở Ấn Độ
10. Taxila: Giao lộ kinh tế cổ xưa trong Pakistan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á: Đi tìm linh hồn bị đánh mất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO