Bài học viện trợ nhân đạo từ Nepal

LAM HỒNG| 20/05/2015 06:39

Rõ ràng viện trợ cần được ưu tiên cho việc cứu trợ khẩn cấp nhưng đối với trẻ em, cơ hội giáo dục cũng là nền tảng cho tất cả các biện pháp can thiệp nhân đạo và phát triển.

Bài học viện trợ nhân đạo từ Nepal

Gordon Brown - cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Anh, phái viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Giáo dục toàn cầu - có góc nhìn khác về viện trợ nhân đạo, đó là cần quan tâm hơn cho giáo dục trẻ em.

Đọc E-paper

Một thảm họa xảy ra. Viện trợ được các nước và nhiều tổ chức hứa hẹn. Sau đó, quốc gia và người dân nơi thảm họa xảy ra chờ đợi tiền và thực phẩm tới. Đây là hình thức viện trợ phổ biến trên thế giới và đang được lặp đi lặp lại ở Nepal.

Hơn một tuần sau khi trận động đất và dư chấn đã giết chết hơn 7.000 người và tàn phá thủ đô Kathmandu, mặc dù nhận được cam kết viện trợ, Bộ trưởng Tài chính của Nepal cho biết vẫn chưa nhận được số viện trợ như đã được hứa hẹn vì nhiều nguyên nhân.

Cứu trợ thiên tai cho giáo dục cũng trong hoàn cảnh như vậy, vì đơn giản là không có các quỹ viện trợ có sẵn để ứng biến ngay khi khủng hoảng nhân đạo xảy ra.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), đối với Nepal, hiện có hơn 1,7 triệu trẻ em cần trợ giúp ngay lập tức. Hơn 16.000 trường học đã bị hư hỏng, trong đó có 5.000 ngôi trường bị phá hủy hoàn toàn.

Toàn bộ hệ thống giáo dục đang bị đe dọa. Trường học bị trưng dụng cho những người mất nhà cửa, còn xe buýt dành cho học sinh phải nhường cho du khách để thoát khỏi Kathmandu.

Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để bình ổn cuộc sống tại nơi hoang tàn này.

Lâu nay, viện trợ thường giải quyết nhu cầu trước mắt như trợ giúp y tế, thực phẩm, nhà ở, giáo dục thường bị lãng quên.

Thật vậy, chỉ một phần nhỏ của ngân sách viện trợ nhân đạo, khoảng 1%, được phân bổ cho viện trợ giáo dục nhân đạo.

Một quỹ nhân đạo cho giáo dục trong trường hợp khẩn cấp cần phải được thiết lập, và ngay sau đó, trẻ em dễ bị tổn thương không bị buộc phải chờ đợi trong đau khổ và bất an trong khi người lớn tìm kiếm thức ăn.

Một khoản viện trợ như vậy sẽ giúp khoảng 50% trẻ em trên thế giới đang thất học, tương đương với 28 triệu trẻ em, trong các cuộc xung đột, chiến tranh dân sự, hoặc trường hợp khẩn cấp nhân đạo.

Nó sẽ là hữu ích trong dịch bệnh Ebola, giúp mở cửa lại trường học một cách nhanh chóng, hơn là để 5 triệu trẻ em không được đến trường.

Nó có thể cung cấp cơ hội cho sinh viên ở Iraq và Palestine tiếp tục học tập khi các ngôi trường đã bị phá hủy và chưa được mở cửa trở lại...

Trong trường hợp của Nepal và khu vực dễ bị thiên tai khác, quỹ này có thể và nên được sử dụng để tăng cường cứu trợ khẩn cấp, phối hợp và hỗ trợ các nỗ lực lâu dài để cầu cứu trợ nhân đạo và phát triển.

Báo cáo ban đầu sau thảm họa gần đây cho thấy các trường học đã được trang bị thêm các giải pháp phòng chống động đất (chi phí khoảng 8.000 USD) đều giảm thiệt hại đến mức tối đa.

Rõ ràng, viện trợ cần được ưu tiên hơn cho những nỗ lực cứu trợ khẩn cấp khác. Nhưng cũng rất quan trọng để nhận ra rằng, đối với trẻ em, cơ hội giáo dục là nền tảng cho tất cả các biện pháp can thiệp nhân đạo và phát triển.

Trường cung cấp cho trẻ em nhiều kỹ năng trong cuộc sống sau này, cũng như được tận dụng để phổ biến các thông tin y tế và an toàn.

Ngày 7/7 tới, Chính phủ Na Uy sẽ triệu tập một hội nghị về giáo dục ở Oslo.

Các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách sẽ hưởng ứng lời kêu gọi của các tổ chức như Mạng lưới quốc tế về giáo dục trong trường hợp khẩn cấp, UNICEF và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) để đảm bảo rằng không có trẻ em rơi vào cảnh thất học dù trong bất cứ trường hợp nào.

>Giải pháp cho kinh tế Nepal: Cần giảm, xóa nợ
>Nepal: Thiệt hại kinh tế sau động đất có thể lên đến 35% GDP
>Deutsche Post DHL Group cử đội ứng phó thảm họa đến Nepal
>Google đưa Android One vào Bangladesh, Nepal và Sri Lanka

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bài học viện trợ nhân đạo từ Nepal
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO