Thị trường quốc tế: Những sự kiện quan trọng tháng 9/2016

02/09/2016 09:32

Cuộc đua tranh gay gắt trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Lãi suất thông báo gần như hàng ngày của nhóm 20 ngân hàng trung ương. Cuộc họp tối quan trọng giữa các cường quốc hàng hóa trên thế giới.

Thị trường quốc tế: Những sự kiện quan trọng tháng 9/2016

Cuộc đua tranh gay gắt trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Lãi suất thông báo gần như hàng ngày của nhóm 20 ngân hàng trung ương. Cuộc họp tối quan trọng giữa các cường quốc hàng hóa trên thế giới.

Với một lịch dày đặc các sự kiện quan trọng trong tháng 9 như vậy, không loại tài sản nào có thể tránh được những tác động và rủi ro tiềm ẩn phát sinh. Đó là chưa kể tháng 9 vốn được xem là tháng tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán, là tháng duy nhất mà lợi nhuận trung bình của chỉ số S&P 500 bị âm kể từ 1928, theo người đứng đầu cơ quan chiến lược định lượng và cổ phiếu Mỹ thuộc ngân hàng Bank of America Merrill Lynch - ông Savita Subramanian cho hay.

Lúc này, các chiến lược gia phố Wall đã đưa ra cảnh báo về sự kết thúc của các đặc điểm thị trường trong tháng 8, họ khuyên các khách hàng nên đặt cược vào các biến động của thị trường (volatility), giữ trạng thái lỏng về biến động với lý do cho rằng sự tương quan chéo giữa các tài sản sẽ gia tăng.

Các sự kiện lớn đã được lên lịch trước trong tháng đó gồm:

Đầu tiên là cuộc họp chính thức vào 21/9 tới đây của chủ tịch FED và các quan chức cấp cao ngân hàng trung ương Mỹ về vấn đề tăng lãi suất.

Các nhà đầu tư đã bắt đầu đánh giá lại tỷ lệ đặt cược vào việc lãi suất tăng trong thời gian chuẩn bị bài phát biểu của Chủ tịch Janet Yellen tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole và Phó Chủ tịch Stanley Fischer cho rằng nhận xét Yellen của là phù hợp với khả năng tăng lãi suất vào năm 2016, mặc dù thị trường đang đưa ra một xác suất hàm ý giảm trong những phiên gần đây.

>>Chủ tịch Janet Yellen: FED sẽ thận trọng khi tăng lãi suất

Thứ hai là sự kiện hội đồng quản trị ECB sẽ họp vào ngày 8/9 để xem xét khả năng tung ra thêm biện pháp kích thích kinh tế mới. Các nhà phân tích cho rằng ECB có thể mở rộng thời gian mua sắm tài sản từ tháng Ba đến tháng Chín năm 2017 và sẵn sàng can thiệp vào thị trường thông qua chương trình mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp, các khoản vay lãi suất thấp, cũng như chính sách lãi suất âm của ngân hàng này.

>>ECB: Chính sách tiền tệ cần thời gian để phát huy tác dụng

Tiếp theo là sự kiện cuộc họp của Ngân hàng Anh (BoE) vào ngày 15/9. Theo khảo sát của Bloomberg, các nhà phân tích chỉ nhìn thấy một xác suất 6,3% cho khả năng cắt giảm lãi suất trong cuộc họp, và sự chú ý sẽ tập trung vào những thách thức trong việc thực hiện Đề án mua trái phiếu NH Trung ương nhiều hơn.

>>BoE cắt giảm lãi suất: Người được kẻ mất

Tương tự như vậy, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) hiện cũng đang cạn kiệt giải pháp cho các chính sách của mình trong bối cảnh GDP yếu, áp lực giảm phát đeo bám. BoJ sẽ công bố kết quả rà soát toàn diện các chính sách tiền tệ của mình vào ngày 21, cùng ngày với quyết định của FED.

>>Nhật Bản: Lãi suất âm của BoJ tác động đến các ngân hàng lớn

Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra vào ngày 4 và 5/9, với Trung Quốc là chủ nhà, sẽ tập trung vào vấn đề tăng trưởng toàn cầu và tài chính của khu vực. Hiện đã có nhiều thay đổi trong những tháng gần đây giữa các nhà hoạch định chính sách trước những thất bại của chính sách tài khóa và suy giảm lợi nhuận của các cách kích thích tiền tệ.

>>Trung Quốc và những dấu hỏi trước thềm G20

Mặc dù các nhà phân tích không thấy trước kế hoạch phối hợp ở cấp G20 cho chương trình kích thích tài chính lớn, các thị trường sẽ tập trung lớn vào những hiệu quả mà các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp định hình lại các khoản đầu tư, kinh doanh dựa vào các tài sản tài chính, đặc biệt là trái phiếu cao cấp.

Và trong khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể được đổi tên thành Tổ chức các nước kêu gọi đóng băng sản lượng, các nhà phân tích tại Barclays Plc chỉ ra cơ sở để tin rằng những đe dọa của việc duy trì sản lượng đầu ra lúc này là rất rõ, cuộc họp của nước thành viên OPEC sẽ diễn ra tại Algeria từ ngày 26 - 28/9.

>>Kết quả phiên họp OPEC và những tác động lên thị trường dầu mỏ

Kevin Norrish, giám đốc nghiên cứu hàng hoá viết "Các nước không thuộc OPEC mà nhiều nhà phân tích cho rằng không thể sản xuất nhiều hơn (Nga chẳng hạn), cũng như một số nước OPEC đã tiếp tục tăng sản lượng của họ". "Vì vậy, đóng băng sản lượng lúc này có thể giúp ngăn chặn việc tăng trường nguồn cung ngoài dự đoán".

Ngoài ra, tháng 9 cũng là thời gian mở cửa tại các thị trường vốn sơ cấp toàn cầu và các nhà phân tích kỳ vọng vào sự náo nhiệt của các trái phiếu hạng đầu tư được phát hành bất chấp nguồn cung mạnh bất thường trong tháng 8.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường quốc tế: Những sự kiện quan trọng tháng 9/2016
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO