Australian Open 2016: Djokovic một mình chống lại tất cả

PHƯƠNG VY| 26/01/2016 03:53

Giải Australian Open 2016, Grand Slam đầu tiên trong năm có thể được coi là kỳ "đại hội" của làng banh nỉ thế giới khi quy tụ đủ những tay vợt xuất sắc nhất. Và khi bước vào đại hội này, hẳn Novak Djokovic sẽ có cảm giác một mình chống lại cả thế giới.

Australian Open 2016: Djokovic một mình chống lại tất cả

Giải Australian Open 2016, Grand Slam đầu tiên trong năm có thể được coi là kỳ "đại hội" của làng banh nỉ thế giới khi quy tụ đủ những tay vợt xuất sắc nhất. Và khi bước vào đại hội này, hẳn Novak Djokovic sẽ có cảm giác một mình chống lại cả thế giới.

Đọc E-paper

Sức ép ấy dâng lên đến tận đỉnh điểm khi tay vợt người Serbia phải mất tới 5 giờ đồng hồ, sau 5 set mới vượt qua được Gilles Simon tại vòng 3.

Tức tay vợt số 1 hành tinh đã mất quá nhiều thời gian cho một trận đấu ở vòng ngoài mà lẽ ra anh thường chỉ mất 3 set để kết thúc trận đấu.

Simon không nói đùa

"Chúng tôi đều bán độ”, Gilles Simon nói đùa tuần trước sau phóng sự điều tra về nghi án bán độ với các tay vợt đỉnh cao của BBC-Buzzfeed. "Novak thực ra kém cỏi lắm. Là do chúng tôi dàn xếp tỷ số”. Chỉ có điều hôm Chủ nhật ở sân Rod Lover, tay vợt người Pháp đã chơi như thể anh không hề nói đùa.

Trước trận đấu ở vòng 4, Simon đang bị số 1 thế giới Novak Djokovic dẫn trước 9-1 trong các trận đối đầu và thua 12/13 set gần nhất.

Chiến thắng duy nhất của Simon đã là 8 năm trước. Nhưng vào giữa set đầu tiên hôm qua, tất cả những con số đó tưởng như là dĩ vãng xa vời.

Simon đã chơi như lên đồng ở Melbourne trong set một và có vẻ đang sắp kết thúc 6 năm liên tiếp luôn vào tối thiểu tứ kết các giải Grand Slam của tay vợt người Serbia.

Nhưng rồi Djokovic đã trở lại và chiến thắng, như thể trong một trận đấu bị dàn xếp. "Bạn chờ đợi phạm lỗi tự đánh hỏng khi đối đầu với Gilles Simon", Djokovic nói sau đó. "Anh ấy rất giỏi những pha phản đòn và đánh bóng dài nhưng thành thật mà nói, tôi không nghĩ mình lại phạm nhiều lỗi tự đánh hỏng như thế”.

Bao nhiêu là "nhiều như thế”? Djokovic sẽ kết trận với 100 lỗi đánh hỏng tất cả, phá sâu "kỷ lục" trong cả sự nghiệp của anh tới giờ.

Ngay từ đầu, tay vợt người Serbia đã tỏ ra thiếu sự nhanh nhẹn trong di chuyển quen thuộc, chậm chạp trước những pha đánh bóng dài liên tục về hai góc sân và không đủ tự tin cũng như quyết liệt để đáp trả.

"Không dễ khi bạn không có cảm giác bóng tốt và không di chuyển với nhịp điệu thích hợp. Khi gặp một đối thủ như Simon, anh ấy ngay lập tức cảm thấy điều đó và khiến bạn phải chạy nhiều hơn, khiến bạn muốn rút ngắn những pha đánh bóng từ cuối sân mệt nhoài và do đó hấp tấp, phạm sai lầm", Djokovic thừa nhận.

Sau đó, tay vợt số 1 thế giới nhận được sự đồng cảm từ đối thủ của anh, và một tay vợt lớn thỉnh thoảng cũng là nạn nhân của Simon, Roger Federer.

"Quý vị xem Gilles Simon chơi được bao nhiêu?", Federer hỏi một phóng viên khi anh này nêu ra những sai lầm của Djokovic. "Tôi nghĩ mọi người đã không hiểu rõ. Anh ấy khiến bạn đánh hỏng, vì bạn phải chạy rất nhiều, vấn đề là dù có tự đánh hỏng 50 hay 100 lần, điều quan trọng nhất vẫn là bạn chiến thắng".

Djokovic quả đã chiến thắng, 6-3, 6-7 (1), 6-4, 4-6, 6-3. Anh phạm 100 lỗi, nhưng cũng có 62 pha ăn điểm, và khiến một Simon chơi rất ổn định phạm 68 lỗi.

Djokovic lỡ mất 19 điểm cách biệt, hay "break point", nhưng cũng cứu được 14. Anh để mất lợi thế dẫn trước ở set 2 và set 4, nhưng cuối cùng anh vẫn thắng.

Siêu nhân cũng có điểm yếu

Kết quả thì đã rõ ràng, nhưng nhiều câu hỏi còn lại. Phải chăng Simon đã cho thấy những điểm yếu trong lối chơi của Djokovic?

Phải chăng "counter-punch", tức nhấn mạnh vào độ chính xác của các pha trả bóng, tập trung toàn lực vào việc đưa bóng trở lại sân đối phương trong vùng an toàn, một kiểu đánh phòng ngự rất phổ biến của các tay vợt bị coi là yếu hơn, sẽ là câu trả lời?

Có lẽ là không. Andy Murray từng sử dụng một phong cách gần tương tự thế và anh cũng chỉ thắng 1 lần trước Djokovic trong 3 năm qua.

Một câu hỏi nữa là việc chơi một trận 4 tiếng 32 phút vào ngay giữa giải sẽ ảnh hưởng thế nào tới cơ hội vô địch của Djokovic? Ở giải Pháp Mở rộng, anh đã kiệt sức vì phải đánh bại Rafael Nadal ở trận tứ kết và Murray ở bán kết trong 2 ngày liên tiếp, để rồi thúc thủ trước Stan Wawrinka ở chung kết.

Nhưng Wimbledon, Djokovic sống sót sau một trận 5 set gặp Kevin Anderson ở vòng 4 và thẳng tiến từ đó. Đối thủ tiếp theo của Djokovic ở Australian Open là Kei Nishikori.

Dựa trên những gì xảy ra ở Pháp Mở rộng năm ngoái, ngay cả nếu Nishikori không thắng, anh vẫn có thể góp phần hủy hoại cơ hội của Djokovic, giống như sự quyết tâm của Simon.

>Australian Open 2016: Vẫn là chuyện Big Four?

>Australia: "Cơn khát sữa" mang tên Trung Quốc

> Bloomberg: Người Australia mê cờ bạc nhất thế giới

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Australian Open 2016: Djokovic một mình chống lại tất cả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO