Tối 10/12, người xem ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt: nguyệt thực toàn phần hay "gấu ăn trăng" theo cách gọi dân dã. Hiện tượng này càng trở nên đặc biệt khi không xuất hiện trong 3 năm tới.
>> Tối 10/12, thế giới đón nguyệt thực toàn phần
Mặt trăng sáng tỏ bắt đầu bị bóng của trái đất che khuất bên trên ngôi đền nổi tiếng Sufi tại Lahore, Pakistan. Australia, châu Á và Bắc Mỹ là những nơi quan sát nguyệt thực toàn phần rõ nhất vào tối 10/12. Hiện tượng nguyệt thực đang diễn ra trên bầu trời tháp David tại Thành phố Cổ của Jerusalem. Nguyệt thực bắt đầu diễn ra từ 18h33 giờ Việt Nam và kết thúc sau 00g30. Mặt trăng sắp bị che khuất hoàn toàn nhìn từ đền Hercules tại Amman, thủ đô của Jordan. "Chị Hằng" dần bị đổi màu trên bầu trời Hiroshima, phía tây Nhật Bản. Hiện tượng "gấu ăn trăng" nhìn qua một mỏm đá tại công viên quốc gia Arches gần Moab, bang Utah, Mỹ. Mặt trăng bị nhuộm màu gần khu di tích Charminar tại Hyderabad, Ấn Độ. Trăng đỏ trực trên hồ Pend Oreille ở Ihado, Mỹ. Đây là hiện tượng nguyệt toàn phần thứ 2 trong năm nay và sẽ không xuất hiện trong 3 năm tới. "Chị Hằng" có màu đỏ khi bị che khuất hoàn toàn trên bầu trời Tokyo, Nhật Bản. Mặt trăng đỏ lơ lửng bên trên bức tượng Phật khổng lồ tại Kurunegala, Sri Lanka. Mặt trăng bị che khuất bên trên cầu Cổng Vàng tại San Francisco, Mỹ. Các diễn biến của nguyệt thực ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đông người tụ tập để chiêm ngưỡng nguyệt thực tại đài quan sát công viên Griffith ở Los Angeles, California, Mỹ. Các bạn trẻ hào hứng quan sát nguyệt thực tại Sydney, Australia. Nguyệt thực toàn phần sẽ không xuất hiện cho tới năm 2014 và trong vòng 3 năm tới những người yêu thích thiên văn trên thế giới chỉ được được quan sát nguyệt thực bán phần.