Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và "bài toán" Triều Tiên

GIANG LANG| 22/02/2017 08:46

Mối hiểm họa hạt nhân từ Triều Tiên ngày càng hiện hữu đối với Mỹ và vấn đề này cũng liên quan mật thiết tới đường hướng đối ngoại của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Trung Quốc.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và

Một trong những sự kiện đáng lo ngại nhất của ông Trump từ khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống đã diễn ra: Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo thử nghiệm, một hành động bị cho là thách thức cả Mỹ lẫn Liên Hiệp Quốc.

Đọc E-paper

Vụ việc xảy ra ngay đúng lúc Tổng thống Trump gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trong tuyên bố chung với ông Abe ngày 11/2, ông Trump khẳng định Mỹ sẽ ủng hộ Nhật Bản "một trăm phần trăm". Giới quan sát nhận định rằng sự "trùng hợp" trên chứng tỏ Bình Nhưỡng muốn gửi thông điệp "dằn mặt" Washington và Tokyo.

Truyền thông Mỹ cho rằng đây là một bài thử đặc biệt dành cho ông Trump, người trước đây khi được hỏi về khả năng Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đã đáp trên Twitter rằng điều đó "không xảy ra".

Loại tên lửa do Triều Tiên phóng được gọi là Pukguksong-2, có khả năng là vũ khí cải tiến từ phiên bản tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm vốn đã được thử trước đây một năm. Loại này có thể di chuyển 310 dặm, và một số nhà phân tích nói tầm xa cực đại đạt 1.870 dặm hoặc chỉ 750 dặm theo tính toán của một số chuyên gia khác. Dù vậy, sự thật là nó đủ khả năng đe dọa Nhật Bản và Hàn Quốc - những đồng minh của Mỹ tại châu Á, hơn nữa là tính mạng của 80.000 lính Mỹ đóng ở đây, kênh CNBC cho biết.

Mối hiểm họa hạt nhân từ Triều Tiên ngày càng hiện hữu đối với Mỹ và vấn đề này cũng liên quan mật thiết tới đường hướng đối ngoại của ông Trump đối với Trung Quốc.

Bắc Kinh lâu nay vẫn được xem có mối quan hệ đặc biệt với Triều Tiên, từ đó tiếng nói của họ sẽ rất quan trọng đối với vấn đề hạt nhân nêu trên. Dù Liên Hiệp Quốc và ông Trump tuần trước tiếp tục lên án và kêu gọi trừng phạt nặng tay hơn đối với Triều Tiên, nhưng "yếu tố” Trung Quốc vẫn rất quan trọng.

>>Trung Quốc nỗ lực "làm thân" với gia đình Trump

Đại sứ của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley trong một tuyên bố nói rằng đây là lúc buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm vì vụ thử tên lửa, nhưng tất cả phải hành động chứ không chỉ là lời nói. Điều này phản ánh sự bế tắc phần nào của Washington nhiều năm nay đối với Bình Nhưỡng, vì họ chưa thể gây áp lực buộc Trung Quốc có động thái mạnh mẽ hơn.

Vì vậy, ông Trump cũng có lẽ phải chọn giải pháp mềm mỏng hơn với Trung Quốc. Bằng chứng là ông Trump bất ngờ đổi thái độ, khẳng định tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc", xóa tan mâu thuẫn xung quanh cuộc điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trước kia vốn khiến Bắc Kinh bày tỏ sự phản đối.

Một trong những phương án để giải quyết triệt để tình hình Triều Tiên là một cuộc đàm phán theo phong cách tương tự vụ đàm phán hạt nhân Iran dưới thời cựu Tổng thống Obama, báo The New York Times cho biết.

Liên Hiệp Quốc và Mỹ muốn Trung Quốc gây sức ép lên Triều Tiên, song Bắc Kinh cũng không ít lần bày tỏ quan điểm rằng Washington cũng phải tham gia đàm phán đa phương. Lâu nay, Mỹ và Triều Tiên không tồn tại quan hệ ngoại giao, chỉ có một "kênh" trung gian tại Liên Hiệp Quốc.

Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William J. Perry, chính quyền của Tổng thống Trump nên dùng chiêu bài "chiều chuộng" những đòi hỏi của Trung Quốc, chấp nhận đàm phán trực tiếp với Triều Tiên. Nếu các cuộc đàm phán hạt nhân thất bại, đó mới là lúc Mỹ "có thể ở vào một vị trí tốt hơn để đến chỗ Trung Quốc và nói rằng Mỹ muốn chốt các quyết định trừng phạt Triều Tiên".

>>Trung Quốc phong tỏa các tài khoản ngân hàng của Triều Tiên

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và "bài toán" Triều Tiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO