Công ty siêu quốc gia, một khái niệm đã khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên mức độ giàu có và quyền lực của nó ra sao có thể nhiều người chưa được biết đến.
Những công ty siêu quốc gia là cụm từ dùng để chỉ những doanh nghiệp tập đoàn có quyền lực rất lớn, thậm chí quyền lực hơn chính phủ nhiều nước. Mới đây, trang web Foreign Policy đã đưa ra danh sách 25 công ty được liệt vào hàng siêu quốc gia, những công ty do khôn ngoan lách luật thuế mà thu về siêu lợi nhuận và đương nhiên trở nên siêu quyền lực.
Những công ty siêu quốc gia thường chọn địa điểm pháp lý ở một nước, điều hành doanh nghiệp nước thứ hai, tài sản tài chính ở nước thứ ba và quản lý hành chính rải khắp một số nước khác. Những công ty này thường ưu tiên những địa điểm sản xuất có quy định pháp lý dễ dàng, thân thiện, với nguồn lao động rẻ và dồi dào.
Ước tính, một số những tập đoàn lớn nhất của Mỹ như: GE, IBM, Microsoft... đang nắm giữ hàng nghìn tỷ USD tiền thuế được miễn trừ ở nước ngoài nhờ vào việc doanh thu từ thị trường nước ngoài được trả cho công ty mẹ hợp nhất tại Thụy Sĩ, Luxembourg, Cayman Islands hoặc Singapore.
Một ví dụ điển hình của các công ty siêu quốc gia chính là tập đoàn Apple khi tập đoàn này đang nắm giữ lượng tiền mặt lớn hơn 2/3 GDP của các quốc gia trên thế giới.
Những thể chế giàu có quá mức trên cũng đang được xem là một mối đe dọa đối với các cơ quan chính phủ. Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật Dodd-Frank nhằm ngăn chặn các ngân hàng tăng trưởng lớn quá mức.
Tuy nhiên, những ngân hàng lớn nhất thế giới trên thực tế vẫn trở lên lớn mạnh hơn, tích lũy nhiều vốn và cho vay ít hơn. Hiện tại, 10 ngân hàng lớn nhất thế giới kiểm soát gần 50% tài sản được quản lý trên toàn cầu.
Hiện nay, những tập đoàn siêu quốc gia đang vượt qua những hạn chế về lãnh thổ địa lý. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp thông minh cũng đang vượt xa các cơ quan quản lý của các siêu cường quốc.
Thông tin thị trường chứng khoán và những nội dung đáng chú ý khác: Doanh nghiệp bán lẻ trước cơ hội "tấn công" thị trường nông thôn; Báo động lỗ hổng trong bảo mật an toàn thông tin ở Việt Nam; Đài Loan, Trung Quốc sẽ yêu cầu Uber rời khỏi thị trường... sẽ tiếp nối Bản tin Tài chính - Kinh doanh. Mời quý vị tiếp tục theo dõi.
>Tập đoàn Airbus bị cáo buộc gian lận, tham nhũng và hối lộ