Quốc tế

SpaceX và Boeing: Mô hình cho châu Á phát triển lĩnh vực hàng không vũ trụ?

Văn Phúc 09/06/2024 - 22:37

Thời gian gần đây, các vụ phóng lên không gian thành công của SpaceX và Boeing, cho thấy khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng thế nào trong chiến lược phát triển lĩnh vực hàng không vũ trụ của Hoa Kỳ. Đây là mô hình các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản có thể học tập và cũng đang áp dụng.

Tàu Starliner của Boeing chở hai phi hành gia NASA đã tới trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào ngày 6/6. Tàu ở lại 1 tuần sau đó trở về trái đất.

thehill.com-wp-content-uploads-sites-2-2023-11-_united_launch_alliance_boeing_starliner_05182022_ap_.jpg
Tàu Starliner của Boeing vừa phóng thành công lên ISS - Ảnh: The Hill

Sự kiện này diễn ra sau khi tên lửa đẩy Starship của SpaceX, đã đi vào khí quyển và hạ cánh thành công. Đây là tên lửa đẩy lớn nhất của SpaceX từng được chế tạo.

Starliner là tàu vũ trụ tư nhân thứ hai đến ISS sau Crew Dragon của SpaceX, sử dụng để di chuyển giữa ISS và trái đất từ năm 2020.

Cả hai tàu vũ trụ đều được phát triển với sự hỗ trợ từ NASA.

NASA đã chuyển hướng vào những năm 2000, ưu tiên thúc đẩy khu vực tư nhân, với hy vọng tốc độ nhanh hơn và chi phí giảm đi. NASA đã cung cấp hàng tỷ USD viện trợ cho cả Boeing và SpaceX.

Nhiều cường quốc không gian châu Á, cũng đang mở cửa cho khu vực tư nhân.

Năm 2014, Trung Quốc xem khám phá không gian là lĩnh vực chiến lược, yêu cầu tư nhân và nhà nước cùng nghiên cứu đầu tư. Công ty tư nhân LandSpace Technology được thành lập năm 2015, đã phóng thành công tên lửa đẩy chạy bằng nhiên liệu methane vào quỹ đạo năm 2023.

Tại Ấn Độ, chính sách “Tự lực cánh sinh” của thủ tướng Modi đưa ra năm 2020, mở đường cho khu vực tư nhân tham gia nghiên cứu không gian. Cùng năm, chính phủ Ấn Độ ra mắt 1 cơ quan làm cầu nối giữa khu vực tư nhân và nhà nước, để hỗ trợ cùng nhau khám phá không gian.

Năm 2023, Nhật Bản tung gói hỗ trợ các doanh nghiệp đang nghiên cứu tên lửa đẩy. Đầu năm 2024, chính phủ thành lập 1 quỹ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ về không gian. Quỹ này dự kiến sẽ phân bổ khoảng 6,4 tỷ USD trong 10 năm tới.

Tại Hoa Kỳ, các công ty tư nhân tiếp tục đẩy nhanh khám phá không gian.

SpaceX đặt mục tiêu tên lửa đẩy Starship sẽ tái sử dụng nhiều lần, giúp giảm chi phí phóng xuống rất nhiều so với hiện nay.

NASA có kế hoạch sử dụng tên lửa đẩy Starship để đưa phi hành gia lên mặt trăng vào năm 2026 theo dự án Artemis. Cơ quan này đã cung cấp chi phí phát triển Starship khoảng 2,89 tỷ USD năm 2021 và 1,15 tỷ USD năm 2022.

NASA cũng tài trợ cho Intuitive Machines - công ty tư nhân đầu tiên trên thế giới hạ cánh tàu thăm dò không người lái trên mặt trăng vào tháng 2/2024.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
SpaceX và Boeing: Mô hình cho châu Á phát triển lĩnh vực hàng không vũ trụ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO