Sống lại giây phút “Tiến về Sài Gòn”

ViệtThảo| 30/04/2020 04:10

Nhân kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2020), Vietravel phối hợp cùng Sở Du lịch TP.HCM tổ chức chương trình “Tiến về Sài Gòn”. Mỗi khách tham gia, Vietravel sẽ đóng góp 5.000.000 đồng, tổng số tiền 30.000.000 đồng sẽ được quyên vào quỹ giúp đỡ những nhân chứng sống lịch sử của “Biệt động Sài Gòn” trong chiến dịch giải phóng hoàn toàn Miền Nam đang có hoàn cảnh khó khăn.

Sống lại giây phút “Tiến về Sài Gòn”

Hành trình “Tiến về Sài Gòn” đưa chúng ta trở lại với những hồi ức xưa cũ, khám phá những địa điểm, di tích đã góp phần to lớn vào chiến thắng vang dội vào tháng 4 năm 1975. Tour trải nghiệm đặc biệt bằng ô tô cổ khởi hành vào lúc 07g30 và kết thúc vào lúc 11g30 tại Dinh Độc Lập. Cách đây 45 năm, thời khắc 11g30 ngày 30/4 đã đi vào lịch sử khi lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bay phấp phới trên nóc Dinh, đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm, chào mừng ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. 

Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, để tấn công vào hang ổ của địch giữa trung tâm Sài Gòn, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng một “lực lượng đặc biệt” mà mỗi thành viên vừa phải có trình độ tác chiến tinh nhuệ, được huấn luyện bài bản để đánh địch giữa lòng đô thị, vừa phải có những kỹ năng dân sự khác đảm bảo tiêu chí 3 hóa “nghề nghiệp hóa ,quần chúng hóa, công khai hóa”, nếu không họ sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ và dễ lọt vào tay giặc, đó chính là lực lượng “Biệt động Sài Gòn”. Mạng lưới ấy đã hoạt động trong lòng địch ở nhiều vị trí khác nhau nên dù có “sát bên sườn địch”, lực lượng “Biệt động Sài Gòn” vẫn triển khai được nhiệm vụ, xây dựng được hầm chứa vũ khí, hầm bí mật và giao liên an toàn… 

image2-1-7468-1588156404.jpg

Tất cả di tích về “mạng lưới biệt động” ấy được tái hiện sống động trong chương trình “Tiến về Sài Gòn”. Theo hành trình này, khách tham gia tour sẽ lần lượt khám phá những địa điểm bí mật, để hiểu hơn về sự gan dạ và đầy mưu trí của các chiến sĩ năm nào. 

Đầu tiên, chương trình sẽ tham quan Quán cà phê Đỗ Phủ, Cơm tấm Đại Hàn - nơi từng là Trạm giao liên, tổ chức các cuộc họp quan trọng và chứa tiền, vàng, đô la,thuốc tây…để cung cấp cho các chiến sĩ trong nội thành và kinh tài cho chiến khu. Tại đây, ngoài việc được thưởng thức cơm tấm Đại Hàn và cà phê vợt, khách còn được khám phá hầm bí mật, hầm nổi và hộp thư bí mật trong không gian đầy hoài niệm về một Sài Gòn xưa.

Viếng thăm Bảo tàng thông minh, cả đoàn cùng trải nghiệm đi thang máy cổ bằng gỗ cũng như ngắm nhìn hơn 100 hiện vật được các chiến sỹ sử dụng trong hoạt động bí mật ngày trước, các đồ vật như bàn, ghế, tủ... trong ngôi nhà vẫn còn nguyên và được bài trí gần giống trước kia. Đặc biệt, Bảo tàng Biệt Động Sài Gòn - căn nhà chứa hầm vũ khí trong lòng đất được ông Trần Văn Lai, lúc đó là ẩn danh dưới tên gọi Mai Hồng Quế - nhà thầu tỷ phú nhận thầu các hạng mục trang trí nội thất trong Dinh Độc Lập, dùng tiền cá nhân mua lại theo chỉ đạo của cấp trên. Sau đó, Ông cùng vợ bí mật đào hầm, xây dựng chống sập để tạo nên 3 căn hầm lớn chứa vũ khí có ý nghĩa chiến lược tại nội đô Sài Gòn, đảm bảo cho trận tấn công Dinh Độc Lập và một số mục tiêu quan trọng khác. Để che mắt địch, nơi đây từng là cơ sở sản xuất ghế nệm, sofa, ri-đô, rèm cửa… cung cấp cho Dinh. Hành trình ksẽ dừng chân tại Dinh Độc Lập và vào thắp hương tại Bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn (Cổng sau Hội trường Thống Nhất.)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sống lại giây phút “Tiến về Sài Gòn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO