Suy giảm sức đề kháng do đâu?

DƯƠNG QUÁN HẠ (Tổng hợp)| 15/02/2017 03:47

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập cơ thể con người. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch trở nên rệu rã, mệt mỏi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Suy giảm sức đề kháng do đâu?

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập cơ thể con người. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch trở nên rệu rã, mệt mỏi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Đọc E-paper

Các nghiên cứu gần đây cho biết có nhiều yếu tố làm suy giảm sức đề kháng cơ thể.

Sự ô nhiễm không khí

Hiện nay các khu công nghiệp mọc lên rất nhiều khiến lượng cac-bon thải nhiều ra không khí. Lượng ôtô, xe máy cũng tăng cao, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu... làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Khi bạn hít phải khói bụi, hơi hóa chất sẽ bị nhiễm bẩn phổi. Các nghiên cứu đã phát hiện: không khí bẩn ngăn chặn các tế bào T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.

Công việc bận rộn

Áp lực công việc, căng thẳng thường xuyên, nghỉ ngơi không đầy đủ hay môi trường làm việc độc hại là những yếu tố góp phần suy giảm đề kháng.  Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bạn nên ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể thao thường xuyên hơn.

Uống ít nước

Nước là một yếu tố không thể thiếu cho sự sống của mỗi chúng ta. Nước còn giúp cơ thể loại bỏ các yếu tố độc hại ra khỏi cơ thể. Khi chúng ta bị ốm, bác sĩ khuyên uống nhiều nước vì cơ thể cần nước để bài trừ độc tố. Tuy nhiên, công việc quá bận rộn không có thời gian, bạn quên phải uống nhiều nước. Hoặc đơn giản chỉ là thói quen uống ít nước. Điều này cũng là một nguyên nhân khiến sức đề kháng suy giảm.

Tùy theo nhiều yếu tố mà lượng nước trong ngày cần uống của mỗi người là khác nhau. Nhưng, để nhận biết cơ thể đã được cung cấp đủ nước, bạn có thể quan sát qua màu nước tiểu, nếu có màu vàng nhạt là ổn.

Rối loạn giờ giấc nghỉ ngơi

Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức quá khuya, cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn gây bệnh. Do đó, bạn cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể tái sản xuất sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Stress

Khi bạn bị căng thẳng kinh niên thì nồng độ hormon như testosteron và estrogen bị suy giảm gây mất cân bằng, làm cho hệ miễn dịch giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, bạn phải tìm cách thư giãn, giải trí để giảm căng thẳng mới khỏe mạnh, ít mắc bệnh.

Nhìn chung, để tăng cường sức đề kháng, ngoài việc mỗi người cần có một chế độ sinh hoạt ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ điều độ, hợp lý, chúng ta nên tích cực bổ sung vitamin hằng ngày cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và nhóm vitamin B. Vì nếu thiếu vitamin nhóm B nhất là B1 sẽ dẫn đến bệnh tê phù thiếu vitamin C, vết thương sẽ chậm lành và cơ thể sẽ khó tránh được các bệnh viêm nhiễm, dễ bị cảm cúm hơn, dễ mệt mỏi và xuống sức.

Tác hại của thói quen sử dụng kháng sinh không theo toa bác sĩ

Báo cáo mới đây của WHO cho biết tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể khiến 70% ca nhiễm trùng sơ sinh không được điều trị bằng kháng sinh và 67% ca tử vong do vi khuẩn kháng thuốc. Sử dụng kháng sinh quá nhiều, cơ thể dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn, gây tác dụng phụ như tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh, về sau khi cần sử dụng để tiêu diệt vi trùng gây bệnh sẽ không còn tác dụng nữa.

>>Lạm dụng thuốc kháng sinh: Tự hại mình

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Suy giảm sức đề kháng do đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO