Làm thế nào giảm thiểu tai biến cho người bệnh?

THẢO MINH| 26/12/2013 08:48

Làm sao để phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro, tai biến, đảm bảo an toàn cho người bệnh là vấn đề lớn đối với ngành y tế hiện nay.

Làm thế nào giảm thiểu tai biến cho người bệnh?

Làm sao để phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro, tai biến, đảm bảo an toàn cho người bệnh là vấn đề lớn đối với ngành y tế hiện nay. Trong đó, vấn đề nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện được ưu tiên hàng đầu và đang được các bệnh viện nỗ lực thực hiện.

Đọc E-paper

Phẫu thuật thoát vị đĩa điệm tại bệnh viện Quốc tế Thành Đô

>Hy vọng cho tương lai ngành y
>Chính phủ đảm bảo đủ vốn để ngành y tế đầu tư

Hiện tại, VN đã và đang tồn tại song song hai hệ thống khám chữa bệnh: Nhà nước và tư nhân. Song, dù là hoạt động dưới hình thức nào thì quản trị bệnh viện phải đạt được một số mục tiêu sau:

- Quản lý nguồn lực: Bố trí và đưa vào hoạt động tất cả các nguồn lực một cách hiệu quả.

- Quản lý chuyên môn: Quản lý một cách khoa học hoạt động chuyên môn, có qui trình cụ thể, phân công, phân nhiệm rõ ràng, có hệ thống kiểm soát, quản lý, đo lường chất lượng từng ngày, từng giờ, mọi lúc, mọi nơi nhằm kịp thời phát hiện, chỉnh sửa các lỗ hổng, hạn chế và giảm thiểu sai sót, tai biến.

- Quản lý tài chính: Nôm na là thu-chi phải cân bằng. Ở bệnh viện công còn có nguồn ngân sách hỗ trợ, còn ở bệnh viện tư nhân, nếu không cân đối được thu-chi trong trung và dài hạn thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động và tồn tại.

- Quản lý con người: Sự kết nối, phối hợp làm việc chặt chẽ giữa các khoa, phòng, ban sẽ đóng góp lớn vào hiệu quả và chất lượng điều trị. Ngoài chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, người thầy thuốc còn phải có tâm, đức, có tinh thần trách nhiệm, không ngừng cập nhật, nghiên cứu, học hỏi những tiến bộ của y tế hiện đại ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh.

- Quản trị công nghệ trong tổ chức y tế: Công nghệ ngày nay được coi là "cánh tay trái" góp phần tích cực trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh. Nhà quản trị bệnh viện ngoài việc đảm bảo công nghệ, trang thiết bị y tế hoạt động tốt về mặt cơ học, còn phải đảm bảo độ chuẩn xác cao theo tiêu chuẩn nhà sản xuất và được các tổ chức kiểm nghiệm, kiểm định y tế uy tín công nhận. Đây là một trong những thách thức lớn đối với nhà quản trị bệnh viện hiện nay.

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 12 với chủ đề "Nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện" do Câu lạc bộ Giám đốc các Bệnh viện khu vực phía Nam tổ chức ngày 20/12 tại Đà Lạt, Ths. Bs Trương Vĩnh Long, Tổng giám đốc Điều hành Y khoa, Tập đoàn Hoa Lâm - nhà đầu tư Bệnh viện Quốc tế Thành Đô, đã nêu lên các rủi ro phổ biến trong y tế, cách thực hành an toàn bệnh nhân quốc tế theo JCI và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giúp các nhà quản lý bệnh viện giảm thiểu nguy cơ, loại trừ các sai sót y khoa có thể phòng tránh được, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thực hành an toàn cho bệnh nhân, thông qua thực hành quản lý tốt theo 6 tiêu chuẩn an toàn bệnh nhân quốc tế (IPSG):

- Xác nhận bệnh nhân một cách chính xác

- Cải thiện hiệu quả trong qui trình truyền đạt thông tin

- Cải thiện mức độ an toàn trong chỉ định và sử dụng thuốc

- Phải đảm bảo phẫu thuật đúng vị trí, đúng qui trình, đúng bệnh nhân

- Giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng mắc phải trong quá trình chăm sóc y tế

- Giảm thiểu rủi ro chấn thương cho người bệnh do té ngã trong bệnh viện

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làm thế nào giảm thiểu tai biến cho người bệnh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO