Không chồng mà lại có con

P.H tổng hợp| 08/11/2010 04:30

Dân gian có câu “Mặt trời mà mọc đằng đông. Cây chuối không chồng mà lại có con”. Điều đó chứng tỏ cây chuối đã có ở nước ta từ rất lâu đời, là loại cây ăn trái quen thuộc như cây lúa và cây bắp.

Không chồng mà lại có con

Dân gian có câu “Mặt trời mà mọc đằng đông. Cây chuối không chồng mà lại có con”. Điều đó chứng tỏ cây chuối đã có ở nước ta từ rất lâu đời, là loại cây ăn trái quen thuộc như cây lúa và cây bắp.

Mời các bạn theo dõi Món ăn bài thuốc "Không chồng mà lại có con” do Bảo Chiêu trình bày.

Theo lịch sử Trung Quốc, chuối được trồng lần đầu ở Hoa Nam, trước Công nguyên khoảng 200 năm, là loại trái quý hiếm, chỉ dành để tiến vua. Nhân dân ta gọi chuối tiến vua là chuối ngự, được trồng nhiều ở miền Bắc, dọc bờ sông Châu (Hà Nam), ngon nhất là chuối ngự thóc (hay chuối ngự mít) ở làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam).

Tuy gọi là cây nhưng phần thân của chuối là những lớp lá nằm ép chặt vào nhau, không có lõi cây. Điều thú vị là dù các lớp lá ốp chặt như vậy, khi đến kỳ cho trái, buồng chuối vẫn vạch lá trổ bắp ra ngoài, không biết nó từ đâu mà có: “Người thì cao lớn trượng phu. Đóng mười lần khố, trật cu ra ngoài”.

Chuối là loại cây có nhiều công dụng. Lá chuối được nhân dân dùng để gói bánh tét, bánh ít, gói xôi... Thân chuối non, ngon nhất là cây chuối hột hoặc chuối xiêm, dùng xé hoặc xắt nhỏ để làm gỏi (người miệt vườn gọi là rau ghém) trộn với thịt gà ăn rất ngon.
Bắp chuối đập dập, cắt đôi, nặn chanh vào phần non của bắp, ăn với mắm sống là món dân dã mà dân nhậu rất ưa chuộng. Lõi non của bắp chuối xé miếng trộn với thịt gà, nấu với cá đuối tươi, cua đinh, ba ba là món đặc biệt của các nhà hàng hiện nay ở miền Tây.

Trái chuối chín (thường là chuối xiêm) được nhân dân ta dùng làm nhân các loại bánh truyền thống như bánh tét, bánh lá dừa; hoặc ép mỏng, phơi khô, ngào với đường, gừng, đậu phộng ăn vào dịp Tết. Trái chuối cung cấp nhiều kali, phốt pho, magiê, sắt, canxi, tinh bột và đường, các loại vitamin A, C, B... nên rất bổ dưỡng, giúp phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương và sức đề kháng.

Để trị sỏi thận, mật, bàng quang, người ta lấy trái chuối hột già hoặc mới chín vàng, đốt tồn tính, tán thành bột, uống mỗi lần một muỗng cà phê bột chuối với 30ml rượu nếp trước bữa ăn 30 phút, ngày uống 2 lần, liên tục 1-2 tháng. Để hỗ trợ điều trị tiểu đường, dùng quả chuối hột già hoặc vừa chín, xắt mỏng, phơi khô, sắc uống thay nước trong ngày.

Trị viêm loét dạ dày, chuối hột già xắt mỏng, phơi khô trong bóng mát, tán thành bột, uống mỗi lần 2 muỗng cà phê với nước nóng vào trước bữa ăn, ngày 3 lần, dùng liên tục 1-2 tuần.

Để giải độc trong thực phẩm, lấy trái chuối xanh xắt mỏng, ăn với các loại rau sống khác sẽ trừ được các chất độc có ở rau hay thịt cá. Người cao huyết áp, hằng ngày ăn từ 3-5 trái chuối chín sẽ góp phần làm giảm huyết áp vì trong chuối chứa nhiều kali. Trị tiêu chảy, lấy một trái chuối tiêu xanh, rửa sạch, xắt mỏng, ăn với muối. Mỗi bữa cơm, ăn một trái chuối tiêu chín sẽ trị được chứng phù do suy tim, viêm thận, vì chuối có tác dụng lợi tiểu.

Đông y cho rằng, những người phổi yếu, đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét, cơ thể hàn không nên ăn chuối.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không chồng mà lại có con
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO