Cảnh giác với "chết đuối trên cạn"

DƯƠNG QUÁN HẠ (Tổng hợp)| 30/06/2017 03:26

Chết đuối trên cạn" là hiện tượng một người rời khỏi bể bơi và tử vong ngay khi trên cạn.

Cảnh giác với

Theo TS. Mark Zonfrillo, chuyên gia sơ cứu và cấp cứu nhi khoa Bệnh viện Nhi Philadelphia, Mỹ, "chết đuối trên cạn" là bệnh lý tương đối hiếm, chiếm 1 - 2% các ca tử vong do đuối nước, nhưng điều quan trọng là mọi người thường không biết, thậm chí chưa quan tâm đúng mức đến trường hợp này, cộng với việc thiếu kỹ năng sơ cứu kịp thời... khiến tỷ lệ nạn nhân tử vong cao. 

Đọc E-paper 

Sau khi bơi hay ngâm mình quá lâu dưới nước, cần lưu ý nếu thấy buồn ngủ, mệt mỏi. Bởi một số biến chứng nguy hiểm sau khi đi bơi, tắm lâu có thể dẫn tới "chết đuối trên cạn" hay còn gọi là chết đuối khô, chết đuối thứ cấp. Một người hoàn toàn bình thường sau khi ra khỏi bể bơi cũng có thể tử vong ngay trên cạn.

Hiện tượng

"Chết đuối trên cạn" hay chết đuối khô (dry drowning) là tình trạng khi rơi xuống nước, hoặc khi bơi lội, nạn nhân hít phải một lượng nước nhỏ qua mũi hoặc miệng. Lượng nước này không đủ nhiều để chạm ngay tới phổi nhưng làm cho dây thanh quản bị co thắt và thít chặt khiến không khí tới phổi bị chặn lại.

Dù khi lên bờ vẫn hoạt động, nói chuyện bình thường nhưng trong vòng vài giờ sau, lượng nước đọng trong người dần lấp khoảng trống chứa ôxy của phổi làm giảm ôxy cung cấp cho máu. Nạn nhân sẽ có các dấu hiệu về hô hấp như mặt tím tái, khó thở, mạch nhanh, giật ở đầu chi và thậm chí sùi bọt mép, dẫn tới tử vong.

"Trường hợp chết đuối thứ cấp" (secondary drowning) là tình trạng trong lúc bơi nạn nhân hít phải nước, nước bị mắc kẹt trong phổi, gây nên phù phổi. Hiện tượng này dần phát triển thành suy hô hấp và tử vong, do đó nó kéo dài thời gian phát bệnh khoảng hơn 24 giờ sau khi bơi và rất khó để phát hiện.

TS. Mark Zonfrillo cho biết thêm: "Nạn nhân thở gấp hơn, giống như khi họ bị viêm thanh quản. Một số dấu hiệu khác của đuối nước thứ cấp là mệt mỏi, phờ phạc, ăn kém; ho, khó thở, đau ngực; hay nạn nhân đột ngột thay đổi tâm trạng, thay đổi hành vi như cáu gắt, hung hăng... mà không rõ nguyên nhân".

Giải pháp

Nếu sau khi bơi, ngâm mình dưới nước thấy có những biểu hiện như bị suy hô hấp nhẹ, thở nhanh, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp hơi tăng..., cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu cơ bản sau:

- Vác nạn nhân lên vai, 2 chân phía trước, đầu chúc ra sau để nước chảy ra, làm động tác này chỉ 5 - 10 giây.

- Kiểm tra mạch, nếu thấy mạch không đập nữa thì hà hơi thổi ngạt, nhấn mạnh ở ngực cho tim đập trở lại.

- Thực hiện động tác hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được thì thôi. Tìm mọi cách để người bị nạn tỉnh lại.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.

"Chết đuối trên cạn" hoặc "chết đuối thứ cấp" có thể xảy ra vào những thời điểm khác nhau sau khi một người hít phải nước, các chuyên gia khuyến cáo nên sớm lưu ý các dấu hiệu lạ của nạn nhân trước khi quá muộn.

Sai lầm thường gặp

Thời gian ngừng thở, tim ngừng đập càng lâu thì tình trạng của nạn nhân càng nguy hiểm do thiếu ôxy kéo dài dẫn đến nhiều cơ quan như thần kinh, tim, thận... đều bị tổn thương.

Ngay cả khi đã cấp cứu và nạn nhân tỉnh lại rồi nhưng có thể các cơ quan khác vẫn bị tổn thương, mức độ tổn thương phụ thuộc vào thời gian bị thiếu ôxy và cả kỹ năng cấp cứu. Bên cạnh đó, có thể có biến chứng tổn thương phổi như viêm phổi, ARDS..., hoặc biến chứng tổn thương do thủ thuật cấp cứu ngừng tim không đúng cách.

Ngoài ra, nếu đuối nước xảy ra sau khi bơi, tắm ở các ao hồ có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nạn nhân còn thêm nguy cơ bị nhiễm khuẩn máu, nhiễm trùng phổi...

Gặp các trường hợp đuối nước, nhiều người thường lựa chọn phương pháp sơ cứu truyền thống, nhưng cần đảm bảo thao tác phải đúng cách. Việc ép tim không đúng cách sẽ dễ gây dập phổi, tổn thương phổi, gãy xương sườn... khiến tình trạng của nạn nhân càng nặng thêm. Tuyệt đối không nên dốc ngược nạn nhân chạy bởi hành động này dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược, khiến nạn nhân hít lại những chất trong ruột của mình, gây sặc và tổn thương phổi sau này.

>>Đuổi stress bằng hít thở

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cảnh giác với "chết đuối trên cạn"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO