Cảnh giác với bệnh tăng huyết áp

Trường Thi| 08/12/2019 07:00

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp. Một vài trường hợp do thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh dẫn đến mỡ máu cao, gây tắc thành động mạch, khiến máu khó lưu thông làm tăng huyết áp, do bẩm sinh hoặc di truyền.

Cảnh giác với bệnh tăng huyết áp

Theo nghiên cứu khoa học, có đến 33% người bệnh tăng huyết áp không biết mình bị tăng huyết áp. Một phần là do bệnh không có triệu chứng cụ thể, phần do triệu chứng bệnh mỗi người khác nhau, nên để phát hiện sớm nhất bệnh này bạn cần khám định kỳ. Cũng có những trường hợp do chủ quan, cứ nghĩ mình bình thường vì không có biểu hiện bên ngoài, cho đến khi bệnh chuyển biến nặng dẫn đến đột quỵ, khó thở rồi mới biết, lúc đó bệnh sẽ rất khó chữa. Ngoài biến chứng suy thận, tăng huyết áp còn có gây biến chứng về mắt, tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Bên cạnh đó, các biến chứng về mạch ngoại vi, đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể gây tử vong.

Phần đông người bệnh tăng huyết áp thường không có dấu hiệu nào cảnh báo trước. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao là hết sức cần thiết và quan trọng. Tăng huyết áp ở người lớn đại đa số là không có căn nguyên (tức là do hậu quả của một số bệnh lý khác). Vì thế, những dấu hiệu thể hiện bệnh không có gì khác biệt so với người bình thường. 

Làm sao khống chế tăng huyết áp? Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người bệnh, trong đó việc thay đổi lối sống đóng một vai trò quyết định. Ví dụ, tập thể dục thể thao với mức độ phù hợp từng cá nhân, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường, sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Thêm vào đó, phải dùng thuốc đúng, đầy đủ và liên tục theo chỉ định của bác sĩ. 

Link bài viết

Nếu nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo, thì những biện pháp dù đơn giản cũng có hiệu quả đáng kể. Khi có chỉ định dùng thuốc điều trị, cần tuân thủ chặt chẽ theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, có một số thực phẩm, thảo mộc có lợi cho huyết áp, như rau cần tây, cải cúc, cà chua... Những nghiên cứu hiện đại đã cho thấy nước ép từ cần tây có tác dụng lợi niệu, làm giãn mạch và hạ huyết áp. Cải cúc là loại rau thông dụng, thành phần có chứa nhiều acid amin và tinh dầu, tác dụng làm sảng khoái đầu óc, giúp giảm huyết áp. 

Cà chua rất giàu vitamin C và khoáng chất, nên ăn mỗi ngày từ 1-2 quả giúp tăng khả năng phòng chống bệnh tăng huyết áp, đặc biệt hơn là rất tốt trong những trường hợp có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Các nhà khoa học đã tận dụng đặc tính hạ huyết áp nhẹ từ chiết xuất từ các loại thảo mộc khác nhau như hoa ải hương, hạt cây thì là, kinh giới, gừng và hoa cúc, để điều trị bệnh. 

Theo ghi nhận của GS-TS. Geoff Abbott, những thảo mộc kể trên giúp kích hoạt một kênh kali đặc biệt, gọi là KCNQ5. Kênh kali KCNQ5 hiện hữu trong các cơ trơn của mạch, là những cơ nằm trong các mạch máu. Khi các cơ trơn co lại, huyết áp tăng, còn khi cơ trơn thư giãn, huyết áp sẽ giảm. Việc kích hoạt KCNQ5 có tác dụng làm thư giãn các cơ này. Tuy nhiên, hoa oải hương, hoa cúc và hạt cây thì là có kích hoạt KCNQ5 hiệu quả nhất, trong khi cỏ lúa mì và rau mùi tây không có khả năng này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cảnh giác với bệnh tăng huyết áp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO