7 loại rau tốt cho lá phổi

C.M.T| 25/07/2022 06:00

Hãy bổ sung các thực phẩm có lợi cho phổi, bên cạnh tập thể dục, không hút thuốc và tránh môi trường ô nhiễm là cách phổ biến nhất để đảm bảo phổi được khỏe mạnh ở mỗi người.

7 loại rau tốt cho lá phổi

Một chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Dù thở là hành động không tự nguyện của cơ thể, nhưng thở đúng cách không phải là điều đơn giản. Vào mùa lạnh, không khí khô và ô nhiễm khiến cơ thể khó lọc oxy một cách chính xác. Từ đó dẫn đến nguy cơ bạn có thể bị cảm lạnh hoặc cúm, phát triển các cơn dị ứng. Bên cạnh đó, làm trầm trọng hơn các vấn đề thuộc mãn tính, chẳng hạn như viêm mũi, hen suyễn, viêm phế quản.

Sau đây là các thực phẩm giúp lá phổi của bạn luôn khỏe mạnh và tránh được các bệnh lý nguy hiểm bên cạnh tập thể dục, không hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

1.Cải xoong

Cải xoong là loại rau có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như sắt, canxi, kali, magiê,… đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh việc tăng sức đề kháng, cây cải xoong còn có nhiều tác dụng vượt trội khác.

Với thành phần magiê, kali, canxi, vitamin C, cải xoong giúp hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn. Những chất này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật. Đồng thời, hệ hô hấp cũng hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn. Ngoài ra, cải xoong còn giúp mát gan, chống ung thư, cải thiện thị lực, giúp chắc xương, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe tim mạch…

Dù cải xoong tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng cải xoong bổ sung cho cơ thể của mình. Một số trường hợp không nên sử dụng cải xoong: Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, không được sử dụng cải xoong cho trẻ dưới 4 tuổi, người mắc bệnh thận không nên ăn cải xoong.

2.Xà lách

Đây là loại rau xanh được sử dụng phổ biến trên thế giới. Nó chứa lượng dinh dưỡng cao và mức calo thấp. Xà lách giàu nước, chất xơ, vitamin A, Carbs, B, C và K cũng như protein và khoáng chất như canxi, magiê, sắt, kali và phốt pho.

Xà lách có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, do trong xà lách chứa nhiều vitamin C, một loại vitamin giữ vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, ăn xà lách có thể ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh và cúm.

Việc bổ sung đủ vitamin C còn giúp giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian của cảm lạnh thông thường, cải thiện tình trạng sốt rét và viêm phổi. Ngoài ra, trong xà lách còn chứa nhiều vitamin A, giúp giảm viêm và điều chỉnh chức năng miễn dịch.

-2745-1658667817.jpg

 Xà lách có thể chế biến thành rau trộn hay nước ép đều mang lại lợi ích 

3.Tỏi

Ngoài tác dụng chống viêm tự nhiên, tỏi còn chưa allicin. Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

Tỏi có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi ăn sống. Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, việc ăn tỏi còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, cho phép người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Tác dụng khi ăn tỏi sống với sức khỏe chỉ đạt được khi bạn ăn nó với một lượng vừa đủ mà thôi. Trong một nghiên cứu, những người ăn tỏi sống tối thiểu 2 lần một tuần giảm 44 % nguy cơ mắc ung thư phổi. Nếu ăn quá nhiều tỏi bạn rất dễ đứng trước nguy cơ ngộ độc vì nó có thể thoát ra lượng khí hydrogen sulfide. Ngoài ra, người có bệnh lý về gan, thai phụ, người có thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi sống nhiều.

4. Hành tây

Trong hành tây có nhiều loại chất khác nhau bao gồm flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Khi bạn ăn hành thường xuyên và với số lượng vừa đủ, các hợp chất này có thể giúp bảo vệ chống lại các tình trạng mạn tính như ung thư và bệnh tiểu đường. 

Hành tây có tác dụng giúp tăng cường hệ thống hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh mãn tính, cảm lạnh, cảm cúm. Nó cũng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư phổi bởi trong hành tây chứa một hợp chất có thành phần lưu huỳnh đã được chứng minh là làm giảm sự phát triển khối u và làm chậm sự lây lan của ung thư buồng trứng và phổi. Hành tây cũng chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u.

-1135-1658667817.jpg

 Hành tây cũng chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u

5. Cà rốt

Sau 12 năm theo dõi hàng nghìn người với chế độ ăn uống khác nhau, các bác sĩ của Trường ĐH Y khoa Harvard ở Boston (Mỹ) đã đưa ra lời khẳng định, cà rốt có những tính năng kỳ lạ - ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi.

Trong cà rốt có vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene, có thể cải thiện sức khỏe phổi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ một vài củ cà rốt trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi khoảng 50%.

Sử dụng thường xuyên cà rốt và cà chua ở dạng tươi đã ngăn ngừa hết sức có hiệu quả căn bệnh ung thư phổi. Thậm chí, những người nghiện thuốc thường xuyên ăn cà rốt sống có tỷ lệ ung thư phổi thấp hơn 63% so với người nghiện nhưng không ăn loại củ này. Như vậy, so với alpha-carotene, lycopene trong cà rốt có vai trò quan trọng và tối ưu hơn trong việc ngăn ngừa ung thư phổi, bởi nó không dễ bị phân huỷ như các carotenoid khác và có khả năng hoá giải cao hơn đối với FR.

Và để nâng cao hiệu quả của cà rốt, hãy ăn cà rốt sống thay vì nấu chín.

-1517-1658667817.jpg

Để nâng cao hiệu quả của cà rốt, hãy ăn cà rốt sống thay vì nấu chín

6. Cải trắng

Củ cải trắng là một loại rau ăn củ rất ít calo nhưng có thành phần dinh dưỡng ấn tượng. Theo các chuyên gia, 338 gram củ cải tươi chứa thành phần dinh dưỡng như sau: Calo: 61; Carbs: 14 gram; Protein: 2 gram; Chất xơ: 5 gram; Vitamin C: 124% DV; Axit folic (vitamin B9): 24% DV; Canxi: 9% của DV; Magiê: 14% của DV; Kali: 22% DV; Đồng: 19% của DV. (DV (daily value): nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị hằng ngày).

Đặc tính chống sung huyết ở củ cải trắng rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn, người thường bị chứng sung huyết đường hô hấp làm phiền.

Một số nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét rằng củ cải trắng mang đến khả năng chống các kháng nguyên gây ra dị ứng đường hô hấp, từ đó giúp bảo vệ lớp lót mềm bên trong bộ phận này khỏi tình trạng nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu ăn củ cải trắng nhiều, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Mẹ bầu nếu lỡ thưởng thức món ăn này quá số lượng cần thiết sẽ làm tăng số lần đi tiểu trong ngày, gây ra bất tiện không đáng có. Vì vậy, phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ nên ăn củ cải trắng khoảng 1-2 lần với các món ăn đã được nấu chín, chế biến kỹ. Không nên ăn thực phẩm sống để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi mang thai.

7.Củ dền

Cây củ dền có màu sắc rực rỡ chứa các hợp chất giúp tối ưu hóa chức năng của phổi. Củ dền rất giàu nitrat, một chất có lợi cho chức năng của phổi. Nitrat giúp thư giãn mạch máu, giảm huyết áp và tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy.

Các chất bổ sung từ củ dền được chứng minh là giúp cải thiện hoạt động thể chất và chức năng phổi ở những bệnh nhân mắc các bệnh về phổi, bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và tăng huyết áp phổi.

Ngoài ra, lá củ dền chứa nhiều magie, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa carotenoid. Những chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe của phổi.

Nhưng không nên sử dụng nước ép củ dền cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ dưới 4 - 5 tháng tuổi. Nhiều người cho rằng nước ép củ dền bổ cho máu nên pha chung với sữa cho trẻ uống. Tuy nhiên, do hàm lượng chất nitrat trong củ dền khá cao nên khi pha chung củ dền với sữa có thể gây ngộ độc. Các bà mẹ cũng cần lưu ý dấu hiệu ngộ độc nitrat ở trẻ như biểu hiện xanh tím để cấp cứu kịp thời. Hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền với những người có tiền sử sỏi thận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
7 loại rau tốt cho lá phổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO