Những điều người sau tuổi 50 không nên làm để tránh đột quỵ mùa lạnh

Hoàng Dung| 18/11/2021 04:00

Muốn ngừa đột quỵ trong mùa lạnh, người sau 50 tuổi chỉ cần thay đổi một số thói quen xấu hằng ngày, đồng thời phát huy những thói quen tốt để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Những thói quen tưởng “tốt” nhưng dễ dẫn tới đột quỵ      

Vào những ngày trời lạnh, nhiều người truyền miệng nhau thói quen uống một vài ly rượu “cho ấm bụng”. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tai biến, đột quỵ nặng xảy ra, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng vì suy nghĩ này. Theo một khảo sát vừa công bố trên tạp chí Stroke Journal, chỉ cần 2 ly rượu mỗi ngày cũng đủ khiến tỷ lệ đột quỵ lên đến 34%.

Quan niệm uống rượu giúp làm nóng cơ thể trong thời tiết lạnh là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia y tế khẳng định, khi uống rượu trong thời tiết lạnh, cộng thêm mặc quần áo không đủ ấm, cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi uống rượu, các mạch máu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ nên nguy cơ tử vong rất cao. Chưa kể, nếu mua phải rượu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc còn có thể gây ngộ độc rượu, xuất huyết não. 

Mùa lạnh khiến cho nhiều người sau tuổi 50 lo ngại khả năng đột quỵ có thể xảy ra

Mùa lạnh khiến cho nhiều người sau tuổi 50 lo ngại khả năng đột quỵ có thể xảy ra

Một sai lầm nữa là vào mùa đông, mọi người thường có xu hướng lười hoạt động và ăn nhiều chất béo để giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nếu không vận động đủ mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 30 phút, sẽ gây ra hàng loạt bệnh tật như béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol dẫn đến hình thành cục máu đông – thủ phạm làm      tăng nguy cơ đột quỵ và khiến các kết quả đột quỵ tồi tệ hơn. 

Thêm nữa là việc rời khỏi giường ngay sau khi thức dậy. Việc tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột từ bên ngoài sẽ khiến những động mạch đưa máu lên não có thể bị co, tắc nghẽn, gây thiếu oxy và chất dinh dưỡng lên não, dẫn đến đột quỵ. Mặt khác, khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể sẽ chuyển từ tư thế nằm sang tư thế vận động, làm thay đổi nồng độ các hormon. Các hormon này gây ra hai tình trạng, thứ nhất là tăng nhịp tim và tăng huyết áp, thứ hai là làm tăng trương lực của động mạch. Nếu gặp thời tiết quá lạnh cũng sẽ dễ xảy ra tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa mặt, liệt nửa người, nhất là với những người có tiền sử huyết áp cao, người có huyết áp tăng giảm không đều, những người thể trạng yếu.     

Người sau 50 tuổi nên làm gì để tránh đột quỵ trong mùa lạnh

Giữ ấm cơ thể: Để ngừa đột quỵ vào mùa lạnh, người sau 50 tuổi cần giữ ấm cơ thể, không nên ra trời lạnh đột ngột. Sau khi tỉnh giấc, nên dành 3-5 phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác "khởi động" nhẹ nhàng như duỗi chân duỗi tay, xoa mặt... Buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, như vậy vừa tạo điều kiện kích thích cơn buồn ngủ, vừa tránh tình trạng khô háo vào sáng hôm sau, làm giảm độ keo nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.

Vận động phù hợp trong mùa lạnh: Nên vận động tối thiểu khoảng 30 phút, thực hiện các động tác đủ nặng để ra mồ hôi, làm nhịp tim thay đổi chứ không phải tập “thụ động”. Khi cơ thể thấy mệt thì nên nghỉ ngơi. Lùi thời gian tập luyện muộn hơn so với mùa hè. Đợi trời sáng hẳn, bớt sương mới ra ngoài vận động. Những ngày lạnh kèm mưa phùn có thể luyện tập tại nhà.

Chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống lành mạnh góp phần giảm nguy cơ đột quỵ

Chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống lành mạnh góp phần giảm nguy cơ đột quỵ

Duy trì chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại hạt, nên ăn nhiều cá, ít thịt. Ngoài ra, người sau 50 tuổi có thể sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ trong mùa lạnh. Hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá, sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn.

Kiểm soát tốt bệnh nền: Nhiều người sau 50 tuổi mắc các bệnh nền như mỡ máu cao, tăng huyết áp, sau một thời gian điều trị thấy ổn thì tự ý ngưng dùng thuốc. Cho đến khi xuất hiện trở lại các triệu chứng, biến chứng do bệnh lúc đấy mới lại dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không có tác dụng dự phòng được các biến chứng. Vì vậy, dù cảm thấy khỏe mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường thì người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn như lời khuyên của bác sĩ, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị.

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ : Trong các loại thực phẩm tự nhiên giúp phòng ngừa đột quỵ,      thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về món đậu nành lên men của người Nhật Bản, hay còn gọi là natto. Người Nhật gọi natto là “hạt đậu thần kỳ” vì trong đó có chứa enzym nattokinase có khả năng làm tan các sợi tơ huyết quấn dính bất thường cũng như các cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch máu não - nguyên nhân gây ra 85% số ca đột quỵ. 

Cùng với natto, men gạo đỏ cũng được coi là “ứng cử viên sáng giá” góp phần phòng ngừa đột quỵ. Mặc dù mới chỉ xuất hiện trên các kệ thuốc trong vài thập niên qua, nhưng thực phẩm này được biết đến và đánh giá cao nhờ tính chất dược liệu mạnh mẽ trong suốt hàng trăm năm, và là một trong những biện pháp tự nhiên điều trị cholesterol cao vì có chứa các hoạt chất gần giống với các chất có trong thuốc theo toa. Ngoài ra, men gạo đỏ còn có tác dụng tích cực trong hỗ trợ ổn định huyết áp, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim…

NattoEnzym Red Rice – hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ chất lượng Nhật Bản

NattoEnzym Red Rice – hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ chất lượng Nhật Bản

Việc kết hợp giữa natto và men gạo đỏ sẽ nhân lên công dụng giúp phòng ngừa đột quỵ của hai loại thực phẩm này. Tuy nhiên, để tránh gây tác dụng phụ do tự ý sử dụng quá liều hoặc không đủ liều lượng giúp phòng bệnh, một khuyến cáo được đưa ra là nên chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa hai nguyên liệu này được công nhận bởi các tổ chức uy tín.

Tại Việt Nam, NattoEnzym Red Rice của công ty Dược Hậu Giang được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) ghi nhận chứa natto và men gạo đỏ theo đúng liều lượng an toàn, đảm bảo quy trình sản xuất khắt khe mà Hiệp hội đưa ra và có công dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông, cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu cho người có nguy cơ đột quỵ kèm mỡ máu cao. 

image001_1637315163-1637315175.jpg

TPBVSK "NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", hỗ trợ hoạt huyết và tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm nguy cơ tắc mạch, đột quỵ do huyết khối, hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê bì tay chân do thiểu năng tuần hoàn máu.

NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.

Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) 

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 3166/2021/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Năm 2021 đánh dấu chặng đường 10 năm NattoEnzym nhận được chứng nhận JNKA.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những điều người sau tuổi 50 không nên làm để tránh đột quỵ mùa lạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO