7 thương hiệu nổi tiếng đã biến mất

10/07/2013 03:12

Lehman Brothers, Sony Ericsson hay Compaq là những thương hiệu đã có một thời lừng danh nhưng ngày nay đã gần như biến mất do sáp nhập hay phá sản.

7 thương hiệu nổi tiếng đã biến mất

Lehman Brothers, Sony Ericsson hay Compaq là những thương hiệu đã có một thời lừng danh nhưng ngày nay đã gần như biến mất do sáp nhập hay phá sản.

7. Lehman Brothers

Lehman Brothers là một trong những doanh nghiệp tài chính nổi tiếng và nhận được sự kính trọng nhất trên phố Wall. Nhưng cuộc khủng hoảng nhà đất toàn cầu năm 2007 và 2008 đã khiến Lehman sụp đổ hoàn toàn sau khi cố gắng duy trì tổn thất hàng loạt từ các hoạt động đầu tư thế chấp. Vào tháng 9/2008, ngân hàng Barclays của Anh đã mua lại doanh nghiệp ngân hàng của Lehman cũng như hàng loạt tài sản ở Manhattan.

6. Cingular Wireless

Cingular Wireless được thành lập năm 2000 như là một liên doanh giữa 60% chủ sở hữu SBC và 40% chủ sở hữu BellSouth. Thương hiệu này nhanh chóng trở thành một một thương hiệu có tiếng của Hoa Kỳ. Năm 2007, thương hiệu của hãng này có giá trị trên 9,2 tỷ USD, theo đánh giá của Brand Z. Tuy vậy, sau một số vụ sáp nhập, bao gồm các công ty mẹ của Cingular đã làm phức tạp thương hiệu này. Năm 2005, SBC đã mua AT&T và đổi tên thành AT&T. Công ty AT&T mới sau đó đã sáp nhập với BellSouth.

5. Wachovia

Năm 2006, Wachovia được đánh giá là thương hiệu có giá trị thứ 54 trên thế giới, theo Brand Z. Đến năm 2008, vị trí của Wachovia là 67. Vào thời điểm đó, đây là ngân hàng lớn thứ tư của Hoa Kỳ dựa theo khối lượng tài sản. Tuy nhiên cũng vào năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính và nhà đất đã đẩy Wachovia vào tình trạng khó khăn. Việc cho vay tràn lan đã dẫn tới doanh thu sụt giảm trầm trọng. Vào tháng 1/2009, Wells Fargo & Co hoàn tất việc mua lại Wachovia với giá 15,1 tỷ USD

4. Saab

Saab là nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng tại châu Âu trong nhiều năm. Dòng xe 900 của hãng đạt được thành công lớn ở Mỹ trong suốt những năm 1980-1990. Tuy nhiên tính đến năm 2000, sự hấp dẫn của thương hiệu đã không còn như trước. General Motors vốn sở hữu nửa công ty đã mua số phần còn lại của Saab vào năm 2000. Trong thời gian trực thuộc GM, Saab hầu như thua lỗ. Năm 2008, Saab đã bán 21.368 đơn vị ở Hoa Kỳ, theo các số liệu thống kê được cung cấp từ Edmunds.com. Một năm sau đó, Saab lại tiếp tục bán 8.600 đơn vị và sụt giảm mạnh kể từ đó. Năm 2011, Saab tuyên bố phá sản.

3. Sony Ericsson

Sony Ericsson là một doanh nghiệp liên doanh giữa Sony của Nhật và công ty điện thoại Thụy Điển Ericsson được thành lập năm 2001. Doanh nghiệp này nhanh chóng trở thành thương hiệu có tiếng, đứng thứ 36 trong tổng số 100 thương hiệu quốc tế trong cùng năm, vượt lên trên những tên tuổi lâu đời như Heinz hay Louis Vuitton. Làm nên thành công của thương hiệu là chiếc điện thoại màu đầu tiên T68i và K750i với chế độ camera và nghe nhạc tích hợp trên điện thoại. Tuy nhiên, với sự ra mắt ồ ạt của một loạt các loại điện thoại thông minh, Sony Ericsson dần trở nên thất thế trên thị trường với sự thống trị của Apple và Android. Tháng 10/2011, Sony đã bán cổ phần của Ericsson.

2. Washington Mutual

Washington Mutual, với trụ sở tại Seattle, đã phát triển chóng mặt sau khi Kerry Killinger lên làm giám đốc điều hành vào năm 1990. Dưới sự lãnh đạo của ông, ngân hàng bắt đầu mua lại các tổ chức tài chính nhỏ trong hai thập kỷ tiếp theo. Sau đó, ngân hàng bắt đầu tập trung mạnh vào thương hiệu và tiếp thị bản thân với các chiến dịch quảng cáo mà trong đó ngân hàng WaMu thường chế nhạo các ngân hàng khác. Tuy vậy, trong cuộc khủng hoảng tài chính, chính WaMu đã trở thành vụ phá sản ngân hàng lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ. J.P. Morgans Chase & Co, ngân hàng trước đây từng bị WaMu lấy ra làm trò cười đã mua lại ngân hàng này.

1. Compaq

Vào đầu thế kỉ 21, Compaq chiếm 20% doanh số bán máy tính cá nhân tại Hoa Kỳ. Năm 2001, Compaq được xếp thứ 24 trên danh sách các thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Vào tháng chín cùng năm đó, Hewlett Packard tuyên bố mua 25 tỷ USD cổ phiếu của Compaq. Doanh số của cả hai công ty cùng giảm và sự sáp nhập này là nỗ lực của họ để cạnh tranh với International Business Machines. Tuy nhiên, các vấn đề về quản lý và thị trường máy tính biến động đã dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng của hai công ty này. Tháng năm vừa qua, HP tuyên bố sẽ xóa bỏ nhãn hiệu HP Compaq và thương hiệu Compaq sẽ chỉ được sử dụng cho các sản phẩm cấp thấp. Theo đại diện bán hàng của HP ở Wal-Mart, các cửa hàng vẫn cung cấp máy tính Compaq nhưng HP đã không còn bán máy tính Compaq nữa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
7 thương hiệu nổi tiếng đã biến mất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO