Phòng ngừa bệnh điếc ở trẻ

TÚ UYÊN (Tổng hợp)| 28/08/2016 08:16

Bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như chậm nói hoặc không nói được, chậm phát triển về ngôn ngữ gây khó khăn trong học tập.

Phòng ngừa bệnh điếc ở trẻ

Bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như chậm nói hoặc không nói được, chậm phát triển về ngôn ngữ gây khó khăn trong học tập.

Đọc E-paper

Tầm quan trọng của "nghe"

Một đứa trẻ phát triển bình thường có xu hướng phát ra những âm ngẫu nhiên, sau đó dần hoàn thiện theo khuôn mẫu các âm được phát ra từ mọi người xung quanh. Tiếp theo giai đoạn dài tập nghe và nói theo mọi người, trẻ bắt đầu biết lặp lại những từ dễ nhất. Dần dần, ngôn ngữ của trẻ hình thành theo chu kỳ rõ rệt: nghe rồi phát âm.

Nếu điếc nặng, trẻ không có khả năng nghe được các âm do chính mình phát ra và các âm xung quanh nên không thể học nói. Do ngăn cách với thế giới bên ngoài nên trẻ dần bị rối loạn về tâm lý, hạn chế mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, trẻ bị điếc thường có cảm giác bồn chồn, lo lắng khi đối diện những tình huống bất ngờ do không thể chuẩn bị trước, không hiểu được suy nghĩ của người khác. Trẻ bị điếc thường có cách biểu hiện tâm lý như cáu kỉnh, lãnh đạm hay gây gổ...

Nguyên nhân và cách Phòng ngừa

Những nguyên nhân gây điếc ở trẻ có thể do di truyền hay do mẹ mắc bệnh sởi hoặc bệnh về vi rút, bệnh đường sinh dục hoặc dùng thuốc có hại cho tai trong thời kỳ mang thai. Một số nguyên nhân khác là trẻ sinh thiếu tháng, sinh mổ, sinh hút, bị ngạt, vàng da, và nguyên nhân sau khi sinh như trẻ bị mắc bệnh sởi, quai bị, viêm màng não, nhiễm trùng tai như viêm tai ngoài, tai giữa.

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần:

* Thăm khám và điều trị các bệnh lây qua đường sinh dục (nếu có).

* Thận trọng khi sử dụng thuốc vì có một số loại thuốc có nguy cơ dẫn đến ngộ độc cho tai.

* Chăm sóc tốt sức khỏe từ lúc mang thai đến khi sinh để trẻ sinh ra khỏe mạnh.

* Đối với trẻ sơ sinh, cần tiêm chủng đầy đủ, phòng ngừa bệnh sởi, điều trị sớm các bệnh về tai, vàng da (nếu có).

* Sử dụng phương pháp đơn giản tự đánh giá thính lực của trẻ:

Với trẻ từ 1- 3 tuổi: Chọn căn phòng yên tĩnh thực hiện với một số vật dụng như trống, ly hoặc lục lạc... Đứng phía sau lưng trẻ, cách xa 1 mét mà không cho trẻ biết. Sau đó, thử tạo ra những âm thanh từ các vật dụng đã chuẩn bị trước. Nếu nghe tốt, trẻ sẽ phản ứng bằng cách chớp mắt, lắng nghe, sau đó quay đầu lại về hướng phát ra tiếng động. Trường hợp trẻ có phản ứng khi nghe tiếng động nhỏ của chiếc lục lạc, tức là trẻ có thính lực bình thường. Nếu kết quả ngược lại, thính lực của trẻ đang có vấn đề.

Với trẻ từ 3 - 7 tuổi: Chọn căn phòng yên tĩnh thực hiện với một số tranh hình đơn giản. Ngồi đối diện trẻ, cho trẻ xem các hình, rồi gọi tên từng hình cho trẻ nghe. Sau đó, đứng sau lưng trẻ, nói thì thầm tên các hình bên tai trẻ, mỗi hình nói từ 2 - 3 lần đến khi biết chắc trẻ nghe được. Đồng thời, kiểm tra thị lực trẻ bằng cách quan sát trẻ có chỉ đúng vào hình được nói ra hay không. Nếu nói thầm mà trẻ không thể chỉ đúng hình, bạn có thể nói với giọng bình thường hoặc lớn hơn, thậm chí có thể hét lớn gần bên tai. Điều này giúp đánh giá mức độ thính lực của trẻ là nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Một số phương pháp khác có thể chữa bệnh điếc như dùng thuốc, phẫu thuật, đeo máy trợ thính... tùy theo từng trường hợp. Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị điếc được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có khả năng phục hồi thính giác, nhất là đối với trẻ dưới 2 tuổi.

>Ung thư ở trẻ em

>Google phát triển công cụ tìm kiếm cho trẻ em

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phòng ngừa bệnh điếc ở trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO