Sự lo lắng của lãnh đạo tạo nên sức bật

dịch VŨ THỊ MINH UYÊN| 13/01/2010 06:37

Để chuyển biến tình hình khó khăn của doanh nghiêp, các nhà quản lý phải nhanh chóng trao đổi về kế hoạch và giúp nhân viên chuyển chứng tê bại vì lo lắng thành hành động.

Sự lo lắng của lãnh đạo tạo nên sức bật

Để chuyển biến tình hình khó khăn của doanh nghiêp, các nhà quản lý phải nhanh chóng trao đổi về kế hoạch và giúp nhân viên chuyển chứng tê bại vì lo lắng thành hành động, đồng thời giữ gìn óc khôi hài, dí dỏm.

Mời các bạn theo dõi bản tin audio “Sự lo lắng của lãnh đạo tạo nên sức bật “ do Đức Hiếu trình bày.

Vì sao một số người/tổ chức lại bật dậy, mạnh bất ngờ, sau tai ương, còn số khác lại vỡ vụn dưới sức nặng của áp lực? Trong giai đoạn thử thách, doanh nghiệp thường có ba khuynh hướng; một số giống đồ trang trí bằng pha lê, vỡ tan ngay, số khác thì bầm dập tả tơi, như quả cam héo, còn những doanh nghiệp đàn hồi thì bật dậy như trái banh cao su, mạnh hơn cả lúc ban đầu.

Điều gì quyết định sức bật của công ty, tức khả năng phục hồi sau tai họa? Yếu tố thứ nhất là thái độ của lãnh đạo. Trong khủng hoảng, điều này cực kỳ quan trọng. Lãnh đạo giỏi sẽ “ôm lấy sức bật”. Họ hiểu rằng mọi giai đoạn khó khăn đều mang trong nó cơ hội để doanh nghiệp chú tâm vào tầm nhìn và hiểu chính mình lẫn khách hàng hơn.

Yếu tố thứ hai là khả năng quản lý tốt nỗi lo lắng. Theo nghiên cứu mới đây, khi lo lắng tăng cao, do phải đương đầu với thử thách, con người thường đánh mất những khả năng mình cần đến nhất: khả năng suy nghĩ rõ ràng, xếp thứ tự ưu tiên những việc cần làm, và nhất là, thoát khỏi những suy tư luẩn quẩn về chính mình.

Hấp thụ lo lắng

Khi công ty mất những khách hàng lớn nhất, thì mọi người dễ rơi vào khủng hoảng và có ý định dẹp tiệm. Kinh doanh chao đảo, nghiêng về phía cán cân ngược lại và có khả năng bùng nổ vì khủng hoảng thì mọi người căng thẳng đến mức không suy nghĩ rõ ràng được nữa. Khi đó, nhiệm vụ đầu tiên của lãnh đạo là phải giảm mức độ lo lắng trong doanh nghiệp xuống.

Theo Schein, giáo sư học viện công nghệ Melbourne MIT, trong lúc cực kỳ khó khăn, một trong những vai trò quan trọng nhất của lãnh đạo là nhận lấy và hấp thụ âu lo. Điều này rất quan trọng, vì điều hành cấp cao cũng là con người, nếu không cẩn thận, họ sẽ vô tình tạo thêm nhiều âu lo hơn.

Lãnh đạo có thể làm gì để giảm lo lắng? Trước tiên, họ có thể đối thoại nhanh gọn, thường xuyên và chân thật về bản chất và phạm vi của những thử thách công ty đang gặp. Trong doanh nghiệp, không có gì làm tăng âu lo bằng khi mọi người thấy đội ngũ quản lý không hiểu tính nghiêm trọng của thử thách.

Nếu thử thách nghiêm trọng đến mức phải cắt giảm chi phí thì phải nhanh chóng cắt giảm những gì cần thiết, nhưng làm sao để mọi người hiểu rằng bạn muốn bảo vệ những gì có giá trị nhất của công ty. Cuối cùng, nhà quản lý phải tự tin để đối diện với những vấn đề nghiêm trọng nhất và để mọi người đóng góp vào giải pháp.

Hai hình thức lo lắng

Theo Schein, có hai hình thức lo lắng trong doanh nghiệp. Thứ nhất là “nỗi sợ về những điều có thể xảy ra”, và thứ hai là “nỗi sợ những điều sẽ xảy ra nếu chúng ta không thay đổi”. Lo lắng loại I là kẻ thù của thành tích trong lúc đang gặp áp lực. Nó luôn tạo ra tình trạng giảm hiệu suất.

Ngược lại, nỗi sợ loại II, làm tăng năng suất bằng cách thúc đẩy mọi người nhận biết nhu cầu phải thay đổi. Là lãnh đạo, nhiệm vụ của chúng ta là biến lo lắng loại I thành loại II bằng cách kêu gọi mọi người trong tổ chức tham gia ý kiến về cách thích nghi tổ chức cần phải có.

Sự khôi hài, dí dỏm cũng quan trọng không kém. Một lời đùa đúng lúc có thể khuyến khích người khác nhìn thấy viễn cảnh của thử thách và ra dấu quan trọng rằng “chúng ta sẽ đồng hành với nhau trong khó khăn này”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sự lo lắng của lãnh đạo tạo nên sức bật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO