Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

P.V| 12/12/2022 00:34

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Những vi phạm hành chính chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP  bao gồm: Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường; các hành vi gây ô nhiễm môi trường; các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải…

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2 năm. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Các hành vi vi phạm quy định về: Thực hiện đăng ký môi trường; đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường; vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư; không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc cơ sở đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định; tại cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề; quan trắc, giám sát môi trường; hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường; xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có PH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật; thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường; thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường; tiếng ồn; độ rung; Gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài…

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; Công an nhân dân; Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường; Thanh tra quốc phòng; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm lâm, Kiểm ngư và Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thanh tra chuyên ngành công thương và Quản lý thị trường; Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa; Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch; Cục Quản lý môi trường y tế.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022. Đồng thời, làm hết hiệu lực của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 66 Nghị định này. Về phân định cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của ngành văn hóa thể thao du lịch, Nghị định quy định cụ thể tại điểm l Khoản 1 Điều 68.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO