Long đong phí bảo trì chung cư

NGUYÊN BẢO| 05/12/2015 06:28

Tuy chỉ chiếm 2% giá trị căn hộ nhưng đối với những dự án lớn, phí bảo trì chung cư có thể đội lên đến hàng trăm tỷ đồng nên quy định trên ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua nhà.

Long đong phí bảo trì chung cư

Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở 2014 được nhìn nhận sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, đáng chú ý là quy định cưỡng chế chủ đầu tư chuyển giao phí bảo trì chung cư cho ban quản trị tòa nhà.

Đọc E-paper

Vụ chủ đầu tư tòa nhà Keangnam (Hà Nội) "giữ hộ” hơn 160 tỷ đồng (2% phí bảo trì chung cư) của cư dân và không chịu bàn giao lại cho ban quản trị từng gây xôn xao dư luận.

Nhất là khi ban quản trị chung cư đã kiến nghị lên Thủ tướng hồi tháng từ 5/2015 để "cầu cứu" và chủ đầu tư Công ty Keangnam Vina (Hàn Quốc) lần khất nhiều lần.

Trên thực tế, 2% phí bảo trì mà các chủ đầu tư dự án thu của khách hàng được sử dụng như thế nào là điều mà cư dân khó kiểm soát.

Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở 2014 (thực thi từ ngày 10/12/2015) quy định về việc Ban quản trị có quyền yêu cầu cưỡng chế nếu chủ đầu tư không chuyển giao phí bảo trì chung cư theo đúng thời hạn quy định.

Tuy chỉ chiếm 2% giá trị căn hộ nhưng đối với những dự án lớn, phí bảo trì chung cư có thể đội lên đến hàng trăm tỷ đồng nên quy định trên ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua nhà.

Song, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia trong ngành BĐS, nếu đầy đủ hơn, Nghị định nên quy định rõ ngay từ đầu, tức 2% này phải được để vào một tài khoản riêng, có thể giao cho bên thứ ba quản lý nhằm tránh trường hợp số tiền bị sử dụng sai mục đích.

Hơn nữa, theo quy định, việc thành lập ban quản trị chung cư sẽ được tiến hành khi tỷ lệ lấp đầy tại các khu chung cư lên đến 50%, nhưng nếu ban quản trị chung cư chưa có thì đâu là cơ sở, đại diện để tiến hành các thủ tục yêu cầu chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì?...

Thật ra, phí bảo trì chung cư không chỉ là "dây mơ rễ má” giữa chủ đầu tư với Ban quản trị chung cư mà từ trước đến nay, quan hệ giữa ban quản trị với cư dân cũng được nhắc đến trong vấn đề tiền, phí.

Chung cư, mô hình nhà ở hiện đại chỉ mới phát triển gần đây tại các đô thị lớn của Việt Nam, nên nhìn chung ý thức của cư dân về quyền và nghĩa vụ khi sống tại các tòa nhà này còn khá "sơ khai".

Thậm chí, cả những điều nhỏ nhặt như chuyện phơi quần áo, giữ gìn vệ sinh chung,... nhiều cư dân vẫn giữ tâm lý "cha chung không ai khóc" thì việc sử dụng "quyền hạn" đúng cách cũng không được quan tâm đúng mức.

Nhiều chung cư mới đưa vào sử dụng chưa đến chục năm nhưng đã xuống cấp trầm trọng, dù ban quản trị - những người do cư dân trực tiếp bầu - vẫn giữ quỹ bảo trì và thu phí cư dân hằng tháng.

Theo quy định mới hiện nay, mô hình ban quản trị cư dân sẽ được tổ chức như một doanh nghiệp, cũng có con dấu, có tư cách pháp nhân để hạch toán tài chính, thu chi được minh bạch nhưng cũng giống như doanh nghiệp.

Qua đó, cư dân sẽ biết được số tiền của mình đóng góp có được sử dụng đúng mục đích hay không, tránh tình trạng ban quản trị một số chung cư lộng quyền như thời gian vừa qua.

>Đầu tư chung cư cũ: Không phải miếng ngon

>Cải tạo chung cư cũ: mảnh đất màu mỡ chờ DN

>Cởi nút thắt cho cải tạo chung cư cũ

>Chính sách mới cho chung cư cũ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Long đong phí bảo trì chung cư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO