Khi hạ tầng "hụt hơi" với thị trường nhà ở

THIÊN YẾT| 14/01/2017 06:40

Tại Hà Nội, tốc độ phát triển quá nhanh của thị trường nhà ở khiến hạ tầng không tài nào theo kịp. Tại TP.HCM, tình trạng kẹt xe diễn ra thường xuyên hơn do quá tải mật độ dân cư.

Khi hạ tầng

Tại Hà Nội, tốc độ phát triển quá nhanh của thị trường nhà ở khiến hạ tầng không tài nào theo kịp. Chẳng hạn như tuyến đường Lê Văn Lương, chưa đầy 3km đã gồng mình "cõng" khoảng 40 cao ốc.  

Đọc E-paper

Không chỉ Hà Nội, tại TP.HCM hiện nay tình trạng kẹt xe diễn ra thường xuyên hơn trước do quá tải mật độ dân cư, trong đó có tuyến Nguyễn Hữu Thọ nối từ các quận trung tâm TP.HCM đến khu đô thị Cảng Hiệp Phước (Nhà Bè).

Trước năm 2007, dọc theo trục đường này chỉ 2 - 3 khu chung cư được xây dựng nhưng nay đã và đang có hơn chục khu căn hộ, biệt thự, nhà phố, khiến cầu Kênh Tẻ và cầu Nguyễn Văn Cừ nối dài luôn trong tình trạng "nghẹt thở" vào những giờ cao điểm. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở xa lộ Hà Nội và các tuyến đường dẫn vào Cảng Cát Lái như Vành đai Đông, Đồng Văn Cống.

Trong khi ở phía Tây Bắc, tuyến Cộng Hòa, Trường Chinh cũng đang oằn mình dù Thành phố đã đưa 2 cầu vượt ở nút Hoàng Hoa Thám - Cộng Hòa và công viên Hoàng Văn Thụ vào sử dụng nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết phần nào ùn tắc giao thông.

Năm 2016, TP.HCM công bố 3 công trình trọng điểm để giảm tải cho các cửa ngỏ, chẳng hạn, đường Đồng Văn Cống - Vành đai Đông - cầu Phú Mỹ, nút giao thông Mỹ Thủy sẽ xây dựng cầu vượt, hầm chui để vừa kéo giãn lưu lượng giao thông, đặc biệt là xe hai bánh. Chương trình xây dựng hầm chui tại nút giao thông An Sương cũng được xem là giải pháp để giảm áp lực cho hạ tầng kết nối.

>>Độ trễ của hạ tầng và điểm nghẽn của bất động sản

Tuy nhiên, việc cải thiện chất lượng hạ tầng ở các đô thị lớn cần phải được nhìn một cách tổng thể. Chẳng hạn như TP.HCM, về mặt quy hoạch, dù đã được mặc định theo hướng "vùng TP.HCM", trong đó TP.HCM là trung tâm còn các đô thị vệ tinh nằm ở Long An, Đồng Nai, Bình Dương, nhưng để kéo giãn dân ra các đô thị vệ tinh, chí ít các tuyến giao thông phải được xây dựng hoàn chỉnh, song song đó là phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng hiện đại.

Và hơn hết, các địa phương phải chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề thu hút nguồn nhân lực, thu hút đầu tư lẫn nguồn vốn chi cho phát triển hạ tầng kết nối.

Còn hiện tại, nếu mua nhà ở Long An hay Bình Dương rồi hằng ngày đi tàu điện vào trung tâm TP.HCM làm việc (hoặc ngược lại) chưa thành hiện thực.

TS-KTS. Ngô Viết Nam Sơn từng bày tỏ quan điểm, khó có thể giải quyết triệt để ùn tắc giao thông nếu việc cấp phép xây dựng nhiều chung cư ở trung tâm các thành phố vẫn tiếp diễn và khiến cho sự phát triển hạ tầng luôn trong tình thế bị động.

>>Những con át chủ bài trên thị trường nhà ở

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khi hạ tầng "hụt hơi" với thị trường nhà ở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO