Nhà kinh doanh thường bị ám ảnh bởi câu châm ngôn: "Thương trường là chiến trường". Theo đó, sẽ luôn có người thắng kẻ bại, bởi ta chỉ thành công chưa đủ, phải làm sao cho kẻ khác thất bại. Thế nhưng nhà tài phiệt ngân hàng đầu thế kỷ XX, Bernard Baruch lại khuyên mọi người: "không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình toả sáng".
Tác giả: A.M. BRANDENBURGER. Bary J.Nalebuff - Nhà xuất bản: Nxb Tri Thức - Số trang: 472 |
Kinh doanh là hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh thị trường, nhưng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc chia phần chiếc bánh đó. Nó không chỉ đơn thuần là chiến trường, nó là một cuộc chơi. Không nhất thiết thắng - bại rạch ròi mà có khi cùng thắng, có khi cùng thua. Vấn đề ở chỗ ta phải nhận diện, phân loại người chơi, tuỳ nghi ứng xử để có quyền lực mạnh nhất trong cuộc chơi.
Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh nhằm hoá giải những điều vừa nêu, làm biến chuyển hoàn toàn cách cảm và nghĩ của mọi người, trở thành công cụ hữu hiệu để bước vào kỷ nguyên hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế. Vì thế, năm 1994, ba nhà tiên phong trong lý thuyết trò chơi là John Nash, John Harsanyi và Reihart Selten đã được nhận giải thưởng Nobel kinh tế.
Người mới tham gia vào kinh doanh luôn phải đối mặt với nhiều điều bất lợi. Họ thiếu sản phẩm đã được công nhận trên thị trường, thiếu thương hiệu, thiếu khách hàng trung thành, thiếu cả kinh nghiệm sản xuất và các mối quan hệ với nhà cung cấp. Nếu bạn là người mới và bạn thách thức trực diện với các công ty hiện tại, bạn sẽ dễ bị thất bại. Sẽ có rất ít thứ bạn làm được mà đối thủ không thể làm được, chưa nói đến còn làm tốt hơn cả bạn. Nói tóm lại, bạn có rất ít giá trị gia tăng.
Nhưng bạn không nhất thiết phải đối đầu trực tiếp như vậy. Thay vào đó, bạn có thể lợi dụng các mối liên hệ giữa việc kinh doanh mà bạn nhắm đến với việc kinh doanh của các doanh nghiệp hiện có. Bạn làm một cái gì đó mà các công ty có trước bạn chưa thâu tóm được và cố không làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của họ. Bạn tạo ra một tình thế khó xử cho các công ty trước bạn. Họ muốn cạnh tranh với bạn, nhưng họ lại không làm như vậy. Bởi vì nếu họ làm vậy, họ sẽ làm giảm giá trị gia tăng của mình trong cuộc chơi mà họ đang tham gia đồng thời chi phí cho điều này sẽ là quá lớn. Như vậy, ít nhất vào thời điểm này, họ sẽ để cho bạn được yên ổn...
Mục Lục:
Phần 1: Trò chơi kinh doanh
Chương 1: Chiến tranh và hoà bình
Chương 2: Cạnh tranh và hợp tác
Chương 3: Lý thuyết trò chơi.
Phần 2: Các yếu tố chiến lựơc
Chương 4: Người chơi
Chương 5: Giá trị gia tăng
Chương 6: Các quy tắc
Chương 7: Chiến thuật
Chương 8: Phạm vi
Chương 9: Sẵn sàng thay đổi.