Làm rõ ý "cân đối kinh tế vĩ mô"

Nguyên Phó Thủ tướng VŨ KHOAN| 05/03/2013 08:00

Bàn về kinh tế Việt Nam trong khung thời gian 2012-2013, tôi phân vân hai ý. Một là, những vấn đề của giai đoạn 2012 - 2013 đã bàn rất kỹ, thậm chí có những vấn đề Chính phủ và Quốc hội đã thông qua. Vì vậy, bây giờ chỉ là bàn việc thực hiện. Hai là, quan trọng hơn, nếu bó hẹp trong khung thời gian 2012-2013 sẽ rất khó nhìn ra gốc rễ nguyên nhân của những khó khăn hiện tại của kinh tế Việt Nam.

Làm rõ ý

Bàn về kinh tế Việt Nam trong khung thời gian 2012-2013, tôi phân vân hai ý. Một là, những vấn đề của giai đoạn 2012 - 2013 đã bàn rất kỹ, thậm chí có những vấn đề Chính phủ và Quốc hội đã thông qua. Vì vậy, bây giờ chỉ là bàn việc thực hiện. Hai là, quan trọng hơn, nếu bó hẹp trong khung thời gian 2012-2013 sẽ rất khó nhìn ra gốc rễ nguyên nhân của những khó khăn hiện tại của kinh tế Việt Nam.

Đọc E-paper

Bởi vì, hậu quả mà nền kinh tế Việt Nam đang hứng chịu ít nhất bắt đầu từ năm 2007 đến nay. Kế hoạch Đại hội XI đưa ra mục tiêu tăng trưởng bình quân 7 - 7,5% cũng coi như không đạt. Vậy, vấn đề còn lại là những gì đây? Tôi mong chúng ta nghĩ đến tầm xa ấy.

Nói đến "tái cơ cấu kinh tế vĩ mô” và "cơ cấu doanh nghiệp", tôi thấy phân vân về mấy khía cạnh. Nếu tái cấu trúc doanh nghiệp, không chỉ là cơ cấu kinh tế vĩ mô mà còn gắn với tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế. Nhưng còn một vế nữa mà chúng ta không tính đến là tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra rất rộng và rất nhanh.

Nếu không tiếp cận ở tầm toàn cầu, thì quá trình tái cấu trúc của kinh tế Việt Nam có thể bị lạc hậu. Chúng ta cần đi vào tâm chuyển động của thế giới, xem nó tác động như thế nào đối với nền kinh tế trong nước và từ đó nó tác động như thế nào đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đấy là một vế cần làm rõ chứ không chỉ nói chung chung "ổn định kinh tế vĩ mô”. Bởi vì, kinh tế vĩ mô chỉ là một bộ phận của mô hình tăng trưởng chứ không phải là tất cả.

Một khía cạnh nữa cũng liên quan đến vấn đề trên là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Chúng ta nhấn mạnh DNNN là đúng, nhưng DNNN chỉ chiếm gần 40% GDP, còn lại là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chúng ta lại muốn DNNN gắn với vai trò quan trọng, nhưng lại không biết tái cấu trúc những doanh nghiệp này như thế nào.

Tập trung cho các DNNN nhưng cũng phải đưa ra những chính sách phù hợp cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lái họ theo con đường mà mình mong muốn. Tôi thấy vế này còn rất thiếu trong quyết sách. Ngay trong báo cáo trình Quốc hội kỳ họp trước cũng thả nổi vấn đề này.

Ở cấp nhà nước, cân đối kinh tế vĩ mô là một bộ phận chứ không thể là toàn bộ tái cấu trúc nền kinh tế. Nhưng lỗ hổng hiện nay là việc không ai biết hình thù tái cấu trúc nền kinh tế như thế nào, chủ yếu báo cáo Quốc hội xong rồi thôi.

Theo tôi, cần tập trung vào ba vấn đề gồm đầu tư công, DNNN và ngân hàng là đúng, nhưng phải xem xét trên nền tảng nào để định hướng tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế.

Để nền kinh tế chuyển dịch lên hướng cao hơn nhằm tiếp cận với nền kinh tế công nghiệp hóa, Đại hội Đảng đề ra ba phương tiện tái cấu trúc nền kinh tế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đã bàn ở Hội nghị Trung ương, nhưng hiện nay vẫn rơi vào tình trạng chắp vá.

Chúng ta tập trung bàn đổi mới đại học, nhưng đại học không phải từ trên trời rơi xuống, mà phải từ tiểu học rồi đến trung học. Rõ ràng, phải đổi mới một cách cơ bản giáo dục vì không có nguồn nhân lực tốt thì làm sao chuyển đổi mô hình tăng trưởng, làm sao hiện đại hóa?

Kinh tế thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ. Kinh tế Việt Nam đang mở nên chúng ta phải nhanh chóng xác định sẽ sản xuất cái gì để xuất khẩu, chơi với ai, chơi ra sao... Thu hút đầu tư nước ngoài đang giảm sút và chịu sự cạnh tranh ghê gớm. Trung Quốc, Myanmar sẽ giành hết cơ hội của Việt Nam nếu chúng ta cứ lình xình như thế này...

HẢI VÂN ghi

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làm rõ ý "cân đối kinh tế vĩ mô"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO