Năm thách thức lớn

IVAN HABOVCIK - Phó tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam| 29/07/2013 04:32

Quản lý và kiểm soát chi phí hoạt động của doanh nghiệp (DN) luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Năm thách thức lớn

Quản lý và kiểm soát chi phí hoạt động của doanh nghiệp (DN) luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Đọc E-paper

Tình trạng chi phí tăng sẽ đe dọa và kềm hãm tốc độ tăng trưởng của DN. Để đối phó với tình hình này, nhiều DN xác định cần đưa công nghệ đi sâu vào các hoạt động quản lý, sản xuất nhằm cải tiến năng suất, tiết giảm chi phí.

Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận nhỏ DN đã và đang đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Schneider Electric đã nghiên cứu 5 thách thức lớn là rào cản đối với việc chậm ứng dụng CNTT trong khối các DNNVV và hướng giải quyết.

1 Thiếu ngân sách đầu tư cho CNTT. Các DNNVV thường chậm chân hơn các tập đoàn lớn về đầu tư công nghệ vì ngân sách eo hẹp, nên thường ưu tiên cho các mục tiêu kinh doanh được cho là thiết yếu hơn.

Mặt khác, không nhiều DN nhận ra đầu tư cho hệ thống CNTT bài bản cũng là một mục tiêu thiết yếu, về lâu dài sẽ giúp DN cải thiện được năng suất hoạt động, từ đó kéo tốc độ tăng trưởng đi lên.

Chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở hạ tầng CNTT là một rào cản đáng quan tâm nhưng giải pháp là hiện đã có nhiều gói sản phẩm cơ sở hạ tầng CNTT trên thị trường có giá thành không quá cao.

Ví dụ, giải pháp InfraStuxure cho không gian CNTT nhỏ của Schneider Electric là một sản phẩm giúp DN nâng cao hiệu quả, số hóa (virtualization) dịch vụ và tăng cường tính gắn kết trong hoạt động.

Các tiện ích này có thể giúp DN cắt giảm được đến 20% chi phí quản lý, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị CNTT, đồng thời tiết giảm đến 20% các khoản chi tiêu cho năng lượng không thực sự cần thiết, qua đó giúp DN tiết kiệm được rất nhiều khoản kinh phí để tái đầu tư hoặc hoàn vốn.

2 Thiếu nhân lực CNTT có chuyên môn cao. Sau chi phí đầu tư là thách thức về nhân lực CNTT có chuyên môn cao để giúp DN quản lý và vận hành hệ thống CNTT lâu dài, hiệu quả. Mức lương cao vượt khả năng chi trả là lý do khiến các DNNVV gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân lực CNTT có chuyên môn cao.

Nhìn thấy thực trạng này, một số nhà cung cấp như Schneider Electric đã giới thiệu nhiều gói giải pháp CNTT toàn diện đặc biệt hướng đến khách hàng là DNNVV. Ví dụ như chịu trách nhiệm cài đặt và quản lý cơ sở hạ tầng trọn gói, gói ứng dụng "chìa khóa trao tay" giúp DN không bị "chùn chân" khi đối mặt với các vấn đề kỹ thuật phức tạp.

Bằng việc khảo sát, tư vấn và giải quyết triệt để các nhu cầu của khách hàng, các nhà cung cấp cũng giúp DN tính toán được cần thuê nhân lực CNTT thế nào để quản lý tốt hệ thống CNTT của DN.

3 Thiếu không gian chuyên dụng. Một rào cản khác là các DNNVV phải đối diện với bài toán không gian đủ để triển khai và lắp đặt hệ thống CNTT. Thuê hay cơi nới không gian văn phòng sẽ rất đắt đỏ và khó khăn, do đó, nhiều DN phớt lờ việc đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng CNTT dù biết đó là nhu cầu thiết yếu.

Tin vui là hiện đã có nhiều giải pháp CNTT ngoài thị trường có thể tối ưu hóa không gian đến 30% mà vẫn duy trì y nguyên hiệu quả hệ thống như việc trang bị các thiết bị thông minh, thuê ngoài trung tâm dữ liệu... giúp các DN yên tâm, không phải thuê thêm không gian văn phòng.

4 Điều kiện vận hành thấp. Các DNNVV thường tận dụng phòng họp, nhà kho, hoặc thậm chí ngay góc văn phòng chật hẹp, tù túng để lưu trữ và đặt các thiết bị cũng như hệ thống CNTT. Thế nhưng, các thiết bị CNTT nếu đặt ở những không gian mở và không được bảo vệ toàn diện sẽ dễ dẫn đến hư hỏng, gây hao tổn nhiều thời gian và chi phí sửa chữa.

DN cần phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo vệ hệ thống an toàn khi vận hành bằng việc nghiên cứu và sử dụng đồng bộ các giải pháp. Nhất là lắp đặt và bảo trì thường xuyên các thiết bị giám sát, cảnh báo vì chúng rất quan trọng khi xảy ra sự cố, giúp can thiệp, xử lý nhanh, qua đó có thể hạn chế thời gian vô ích và chi phí phát sinh.

5 Tùy biến thiết bị để thay đổi trong tương lai. Dù tuyệt đại đa số mọi người đều biết ứng dụng CNTT vào kinh doanh quan trọng thế nào, nhưng nhiều DN vẫn chưa mạnh dạn triển khai các kế hoạch CNTT vì nhiều mối lo về chi phí, kiến thức, diện tích lưu chứa, và cả việc xác định sự thay đổi về nhu cầu của hệ thống CNTT trong tương lai.

Để khắc phục tình trạng này, các giải pháp, thiết bị phải là dạng mô-đun có tính tùy biến cao, chức năng mở rộng linh hoạt nhằm duy trì tính ổn định và khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển hạ tầng tương lai. Điều này có nghĩa là, khi có nhu cầu mở rộng, nâng cấp, DN có thể tận dụng các thiết bị sẵn có, tránh đầu tư lại từ đầu.

Một số nhà cung cấp dịch vụ đã phát triển các công cụ thiết kế thân thiện với người dùng với mục tiêu cải thiện tiện ích tùy biến ứng dụng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu kinh doanh thường xuyên thay đổi của các DN.

Các công cụ này cho phép nhà cung cấp và đối tác thiết kế ra các giải pháp mới tùy nhu cầu của khách hàng, kết hợp cơ sở hạ tầng và phần mềm để đáp ứng các yêu cầu đặc thù của DN nhỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Năm thách thức lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO