Chặn đà tăng giá hàng hóa

Khả Hân| 13/12/2021 06:00

Ngoài những lo ngại về biến chủng Omicron của SARS-CoV-2 có thể cản trở lộ trình phục hồi kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng suy yếu trở lại, không thể phủ nhận việc nhiều quốc gia mạnh tay can thiệp đã góp phần chặn đà tăng giá hàng hóa quá cao.

Hầu hết mặt hàng đều giảm giá

Giá dầu WTI trong vòng một tháng qua đã giảm hơn 25%, khi rớt từ đỉnh cao gần 85 USD/thùng về vùng 62 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 23/8/2021. Sự điều chỉnh của giá dầu có thể xem là đại diện cho sự giảm mạnh của giá hàng hóa kể từ tháng 11 đến nay. Đặc biệt, như trong phiên ngày 26/11/2021, giá "vàng đen" này đã mất đến 10 USD/thùng, phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 17/4/2021.

Giá dầu chịu áp lực giảm kể từ khi các nước quyết định dùng dầu trong kho dự trữ

Giá dầu chịu áp lực giảm kể từ khi các nước quyết định dùng dầu trong kho dự trữ

Việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức xếp Omicron vào nhóm "biến thể đáng lo ngại", các thị trường tài chính toàn cầu nói chung và giá hàng hóa nói riêng đã lập tức biến động mạnh trong phiên ngày 26/11/2021 là điều tất yếu. Ngoài giá dầu giảm sâu, giá khí tự nhiên cũng giảm hơn 40% trong cùng thời gian, đặc biệt đà giảm mạnh bắt đầu từ ngày 26/11/2021 đến nay khi giá năng lượng này "bốc hơi" gần 32%. 

Giá các loại kim loại cũng trong giai đoạn điều chỉnh từ giữa tháng 10 đến nay. Đơn cử như giá đồng đã giảm hơn 10% từ giữa tháng 10, giá nhôm và giá kẽm giảm xấp xỉ gần 20%. Nhu cầu tiêu dùng có thể sớm suy yếu trở lại khi lộ trình phục hồi kinh tế có thể gặp trở ngại vì Omicron là yếu tố dẫn dắt thị trường hàng hóa hiện nay.

Sản phẩm nông nghiệp cũng không thoát khỏi số phận chung, dù vẫn có sự phân hóa giữa các nhóm hàng. Trong khi các mặt hàng như đường có lúc giảm gần 10%, thì lúa mì, gạo hay ngô lại tiếp tục đi lên, do lo ngại một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm năng khi dịch bệnh bùng phát và chuỗi cung ứng có thể lại bị đứt gãy.

Sự can thiệp của các nước

Cần lưu ý, trước khi thị trường hàng hóa giảm mạnh vì xuất hiện biến chủng Omicron, giá nhiều mặt hàng đã chịu áp lực điều chỉnh vì sự can thiệp của một số quốc gia. 

Đơn cử như từ ngày 23/11/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chính quyền ông sẽ lấy dầu mỏ dự trữ chiến lược như một phần trong nỗ lực toàn cầu của các quốc gia tiêu thụ năng lượng để hạ đà tăng giá nhiên liệu. Chẳng những vậy, Mỹ còn tuyên bố sẽ phối hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh để cố gắng hạ giá dầu sau khi OPEC+ phớt lờ lời kêu gọi bơm thêm nhiều dầu.  

Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda cũng cam kết sẽ giải phóng "vài trăm nghìn kilôlit" dầu từ kho dự trữ quốc gia. Phía Trung Quốc cũng cho biết sẽ dùng nguồn dầu thô từ kho dự trữ quốc gia theo nhu cầu thực tế. Trong Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ - Trung, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã bàn luận về việc dùng dầu từ kho dự trữ chiến lược.

Cần lưu ý, trước khi thị trường hàng hóa giảm mạnh vì xuất hiện biến chủng Omicron, giá nhiều mặt hàng đã chịu áp lực điều chỉnh vì sự can thiệp của một số quốc gia.

Cần lưu ý, trước khi thị trường hàng hóa giảm mạnh vì xuất hiện biến chủng Omicron, giá nhiều mặt hàng đã chịu áp lực điều chỉnh vì sự can thiệp của một số quốc gia.

Vào cuối tháng 10, Trung Quốc thông báo đang xem xét hạ giá than đá. Theo đó, nước này sẽ đưa giá than về mức hợp lý sau khi tổ chức một cuộc họp để kêu gọi các công ty khai thác than, hiệp hội than gia tăng sản lượng, đồng thời mở bán một phần than dự trữ. Nhờ thế, giá nhôm và kẽm kỳ hạn tương lai trên sàn Thượng Hải đều giảm hơn 6%, trong khi giá methanol, ethylene glycol và ure - những mặt hàng sử dụng than làm nguyên liệu, giảm từ 8-9%. Giá hàng hóa ở Trung Quốc giảm ngay lập tức đã tác động mạnh đến thị trường toàn cầu, khiến giá kim loại cơ bản dùng trong sản xuất và xây dựng như đồng, nhôm, kẽm trên Sàn Kim loại London (LME) cũng giảm theo.

Bất chấp sự can thiệp của các nước, giới phân tích vẫn cho rằng đà tăng giá của thị trường hàng hóa có thể sớm quay trở lại. Như ở thị trường dầu mỏ, theo các nhà phân tích tại Goldman Sachs, việc phối hợp lấy dầu thô dự trữ có thể bổ sung khoản 70-80 triệu thùng, thấp hơn nhiều so với mức hơn 100 triệu thùng mà thị trường đang định giá. Còn JP Morgan Global Commodities Research cho biết, bất kỳ tác động nào lên giá dầu từ việc lấy dầu thô dự trữ có thể không duy trì được lâu. Công ty này cũng kỳ vọng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ mạnh lên và vượt mức năm 2019 vào tháng 3/2022.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chặn đà tăng giá hàng hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO