Mọi lý thuyết đều màu xám?

P.L.H| 05/07/2009 09:22

Đã có hàng trăm cuốn sách nói về thuật lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu chia nhiều cấp độ, thể loại và hướng dẫn làm thể nào để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi, thành công. Những lý thuyết phức tạp đó tất nhiên không vô ích...

Mọi lý thuyết đều màu xám?

Đã có hàng trăm cuốn sách nói về thuật lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu chia nhiều cấp độ, thể loại và hướng dẫn làm thể nào để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi, thành công.

Những lý thuyết phức tạp đó tất nhiên không vô ích, nhưng cũng sẽ không hữu ích nếu người lãnh đạo không hiểu và làm được những điều căn bản.Khi đó, dù áp dụng lý thuyết nào, thì vẫn không thể gần những “cây đời xanh tươi” trên hành trình dẫn dắt người khác.

Chịu trách nhiệm.

Không chỉ có bản lĩnh để chịu trách nhiệm về suy nghĩ, cảm xúc, ngôn ngữ, hành động và kết quả của những gì do mình trực tiếp chi phối, mà còn phải dám chịu trách nhiệm về hệ quả xấu với cấp trên khi nói về cấp dưới, với cấp dưới khi nói về cấp trên. Một khi cứ đổ lỗi “cái này do chúng nó làm/ họ làm chứ tôi không biết”, người lãnh đạo đã đánh mất nguyên tắc đạo đức cơ bản nhất.

Làm bạn.

Muốn làm người lãnh đạo tốt, phải có khả năng làm bạn và làm đối tác tốt với tất cả thành phần mình có liên quan. Đừng bao giờ tự làm hết mọi thứ hay không làm gì cả. Hãy năng hỏi, phản hồi, trao đổi ý tưởng và cùng làm với đội ngũ của mình cho những mục tiêu chung.

Năng lượng bản thân.

Nếu không mạnh khỏe và tỉnh táo, bạn không thể đủ năng lượng và sự sáng suốt để suy nghĩ, nhìn nhận cũng như không thể xử thế, hành động đúng.

Biết khôi hài.

Tính cách này có thể làm thay đổi cục diện một cuộc chiến, giúp sự việc trở nên đơn giản và có nhãn quan nhân bản hơn. Một người không biết khôi hài không đủ khả năng kết nối người khác, mà kết nối là sứ mệnh cốt yếu của nhà lãnh đạo.

Thấu hiểu.

Không phải đơn giản nói rằng “tôi hiểu cấp dưới/cấp trên” hay cố gắng hiểu họ, mà phải thực sự đứng vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề. Và sẽ tốt hơn nếu người lãnh đạo luôn đặt câu hỏi: “Tôi có thể làm gì để giúp người khác tốt hơn?”.

Chia sẻ tầm nhìn.

Một nhà lãnh lạo giỏi và tốt không thể làm kẻ độc hành, cũng không phải là nhà độc tài kéo theo cả đám người nịnh nọt phía sau. Để có những đồng sự tốt, phải biết cách chia sẻ tầm nhìn của mình với họ để đội ngũ có cùng hướng đi, mục tiêu và quyết tâm.

Kỳ vọng vượt trội.

Trong bất kỳ công việc nào, người dẫn đầu luôn phải là người nhìn rộng nhất, quan sát nhạy nhất, làm nhiều nhất và đặt mục tiêu mong đợi cao nhất.

Tự vấn tích cực.

Hãy đặt những câu hỏi ngược chiều với chính mình về những gì đang làm, đang diễn ra. Hoài nghi tích cực chứ không phải ngờ vực tiêu cực. Chính sự tự vấn này giúp người ta nhìn sự việc rộng và sâu hơn để có hành động sáng tạo, tích cực hơn.

Đam mê quyết liệt.

Khi có đam mê lớn, người lãnh đạo mới có thể lôi cuốn, thuyết phục người khác vào quỹ đạo của mình. Nhưng đam mê khác với những say sưa mang tính cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mọi lý thuyết đều màu xám?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO