Lâm Đồng phục hồi nghề dâu tằm tơ truyền thống

P.V| 05/10/2019 07:52

Nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống của tỉnh Lâm Đồng thời gian gần đây đã được phục hồi và có chiều hướng phát triển nhanh với những định hướng cụ thể của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng phục hồi nghề dâu tằm tơ truyền thống

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có hơn 14.000 hộ trồng dâu nuôi tằm, khoảng 10 đơn vị nhập khẩu trứng giống tằm từ Trung Quốc về cung ứng cho hơn 100 hộ nuôi tằm con tập trung. Lâm Đồng có hơn 6.770ha dâu, chiếm 67% diện tích dâu cả nước. 

Đi đôi với việc trồng dâu nuôi tằm là công nghệ sản xuất lụa tơ tằm nổi tiếng của Lâm Đồng. Công nghệ sản xuất lụa tơ tằm của Lâm Đồng được đầu tư rất cơ bản, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao với 40 dãy ươm tơ tự động, 400 mối/dãy và đang lắp đặt thêm 10 dãy.

Lụa tơ tằm Lâm Đồng có 80% sản lượng tơ đạt cấp cao và 20% tơ thủ công. Công nghiệp dệt sản xuất đạt 5 triệu mét lụa mộc/năm, công nghiệp may từ lụa tơ tằm có năng lực may 200.000 sản phẩm/năm.

Tuy nhiên, việc tổ chức cung ứng giống tằm cho sản xuất chủ yếu tự phát, trứng giống tằm sử dụng trên địa bàn tỉnh chủ yếu được nhập từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, chưa được kiểm soát chất lượng và nguồn gốc. Công tác quản lý nhà nước đối với việc sản xuất, kinh doanh trứng giống tằm trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. 

Để phát triển ngành dâu tằm tơ theo hướng sản xuất hiệu quả, phấn đấu xây dựng Lâm Đồng trở thành trung tâm sản xuất dâu tằm tơ của cả nước, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ giai đoạn 2019-2023. Theo đó, mục tiêu đến năm 2023, diện tích trồng dâu tằm toàn tỉnh đạt 9.500-10.000ha. Việc cung cấp đủ giống tằm đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất, giống sản xuất trong nước đạt ít nhất 30%; sản lượng kén tằm đạt 14.000-14.500 tấn; sản lượng tơ tằm đạt 1.800-1.900 tấn...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lâm Đồng phục hồi nghề dâu tằm tơ truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO