Chạy trời không khỏi... khó!

HỒNG NGA - Ý NHI – PHƯƠNG QUYÊN*| 06/04/2011 09:40

Lãi suất tăng, tỷ giá biến động, giá thức ăn chăn nuôi liên tục được được điều chỉnh, dịch bệnh lan rộng... đã đẩy người chăn nuôi vào thế khó khăn. Hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không cầm cự được phải phá đàn, bỏ trống chuồng trại, còn những DN lớn hơn cũng thu hẹp sản xuất.

Chạy trời không khỏi... khó!

Ngành chế biến thức ăn gia súc và ngành chăn nuôi cho đến nay vẫn chưa có sự liên kết, vẫn hành xử theo cách “niềm vui của người này là nỗi buồn của người khác”. Cộng dồn thêm những khó khăn về tỷ giá, dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành đi vào ngõ cụt, buộc phải tìm mô hình kinh doanh mới nếu không muốn phá sản.

Xem E Paper số 137

Lãi suất tăng, tỷ giá biến động, giá thức ăn chăn nuôi liên tục được được điều chỉnh, dịch bệnh lan rộng... đã đẩy người chăn nuôi vào thế khó khăn. Hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không cầm cự được phải phá đàn, bỏ trống chuồng trại, còn những DN lớn hơn cũng thu hẹp sản xuất. Khi ngành chăn nuôi trong nước đang co cụm thì nhiều DN nước ngoài đã đầu tư, mở rộng trang trại tại Việt Nam.

Bài 2: Tự cứu hay chờ người cứu?

Hàng loạt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không cầm cự được phải phá đàn, bỏ trống chuồng trại, còn những DN lớn hơn cũng thu hẹp sản xuất. Khi ngành chăn nuôi trong nước đang co cụm thì nhiều DN nước ngoài đã đầu tư, mở rộng trang trại tại Việt Nam.

Doanh nghiệp trong nước “teo tóp”

Nhiều năm liền ngành chăn nuôi trong nước gặp khó khăn. Hết dịch bệnh rồi đến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, hiện nay, giá một số loại nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi như: bắp, đậu nành, bột cá, sắn... đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng trong năm 2010, giá thức ăn chăn nuôi đã điều chỉnh tới 14 lần!

Tuy tăng giá khá cao nhưng theo dự báo, giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Năm nay, ngoài những yếu tố trên thì DN còn phải chịu lãi suất cao, cước vận chuyển tăng, tỷ giá điều chỉnh...

Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, cho biết, trước những khó khăn trên, trong năm 2010, Công ty đã lỗ nặng với chương trình bình ổn giá.

“Theo nguyên tắc, khi nguyên liệu đầu vào tăng, giá thức ăn tăng, DN phải tăng giá bán nhưng vướng chương trình bình ổn giá nên chúng tôi không thể điều chỉnh được. Vĩnh Thành Đạt khó khăn nên các trại vệ tinh của Công ty cũng không thoát khỏi tình cảnh này.

Để có thể tồn tại, chúng tôi đã tìm mọi cách tăng năng suất lao động, cắt giảm các chi phí, thay đổi cách thức quản lý để giảm giá thành đến mức tối đa”, ông Thiện cho biết.

Cùng cảnh ngộ này, ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Công ty Phú An Sinh, Công ty phải thu hẹp quy mô chăn nuôi và sản xuất. Từ tổng đàn có thường xuyên trong trại khoảng 200.000 - 300.000 con gà và 2.000 con heo, Công ty phải giảm số lượng xuống còn 100.000 con gà và 1.000 con heo.

“Thật sự đây là thời điểm rất khó khăn! Giá nguyên liệu đầu vào tăng, dịch bệnh liên tục xảy ra, khó vay vốn, lãi suất cao, công nhân cũng khó tìm. Do không có đủ nguồn vốn nên chúng tôi chấp nhận thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh.

Do chỉ đáp ứng được 15% công suất dây chuyền nên để có hàng bán, Công ty phải mua lại hàng từ các công ty trong và ngoài nước”, ông Minh chia sẻ.

Theo ông Lâm Thanh Đức, chủ trại gà Thanh Đức: “Khó khăn thực sự lúc này chính là dịch bệnh. Điểm lại, ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian qua chịu liên tiếp bốn đợt dịch bệnh, từ heo tai xanh, cúm gia cầm đến lở mồm long móng... Điều này khiến số lượng con giống tại Việt Nam giảm hẳn so với nhu cầu của thị trường”.

Theo thống kê của ngành chăn nuôi, có đến 60% nguồn heo thịt cung cấp trên thị trường đến từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tương tự, 50% nguồn cung của thị trường gà công nghiệp là do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp.

Thế nhưng, nhiều năm qua khó khăn liên tiếp, số lượng heo cung cấp từ nguồn chăn nuôi hộ gia đình đã giảm đến 30%. Số lượng đàn gà trong dân cũng giảm mạnh. Sau Tết, gà công nghiệp rớt giá thê thảm, nhiều người cạn kiệt nguồn vốn nên không đầu tư nuôi tiếp. Hiện nay, dù giá thịt gà đã tăng đến 70% so với cách đây 1 tháng nhưng giá đầu vào tăng nên nhiều người ngần ngại chưa chăn nuôi trở lại.

Nhà đầu tư ngoại "gặp thời"

Trong khi các trang trại chăn nuôi trong nước thu hẹp sản xuất thì các DN, tập đoàn nước ngoài vẫn ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, tại Tây Ninh, Tập đoàn QL (Malaysia) đã xây dựng một trang trại với công suất cả triệu con gà lấy trứng.

Còn tại Đồng Nai, Bình Dương, các trang trại của Tập đoàn Emivest (cũng đến từ Malaysia) nuôi đến 7 - 8 triệu còn gà thịt/năm. Không chỉ có QL, Emivest mà nhiều tập đoàn khác cũng đang tiếp tục đầu tư vào ngành chăn nuôi Việt Nam.

Nếu so với các trang trại chăn nuôi trong nước thì quy mô của các tập đoàn này lớn hơn rất nhiều lần. Ngay cả ba thương hiệu vừa chăn nuôi vừa giết mổ và phân phối như Vissan, Phú An Sinh, Vĩnh Thành Đạt thì số lượng cũng còn rất khiêm tốn.

Công ty Vissan hiện có tổng đàn 6.000 con heo thịt, đến cuối năm sẽ tăng lên 12.000 con, chiếm 10% số lượng heo thịt đơn vị này cung ứng ra thị trường. Lượng gà nuôi của Phú An Sinh chỉ mới đáp ứng được khoảng 15% cho dây chuyền giết mổ của DN này.

Theo ông Nguyễn Ngọc An, Phó tổng giám đốc Công ty Vissan, điều thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là tiềm năng thị trường hiện nay còn rất lớn. Với tiềm lực tài chính mạnh, các DN nước ngoài đầu tư chuồng trại quy mô hơn, bài bản hơn nhiều.

Hơn nữa, đối mặt với khó khăn thì người chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ cần 1 - 2 tháng lỗ là có thể phá sản; còn nhà đầu tư nước ngoài nhờ “trường vốn” nên vẫn chịu được để kiếm lời trong những tháng còn lại.

- Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ riêng trong tháng 3, giá bắp tăng 10,3%, khô dầu đậu tương tăng trên 6%, cám gạo tăng 10,7%, bột cá tăng 5%, riêng mì lát, giá đã tăng gấp bốn lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua mì lát với số lượng rất lớn vì thị trường bản địa mất mùa, không đủ cung ứng. Mức cầu tăng vọt khiến giá thành bị đầy lên cao.

Ông Minh phân tích thêm: “Cái dở của các trang trại trong nước là thiếu vốn và thiếu đầu tư. Dù nhìn thấy tiềm năng thị trường, nhưng vì thiếu vốn nên DN trong nước đầu tư không tới nơi tới chốn và như vậy không thể cạnh tranh được với các nhà đầu tư nước ngoài”.

Đánh giá về vấn đề này, ông Thiện cho rằng, ngành chăn nuôi trong nước đang có vấn đề!

Cũng giống như cây điều, cây tiêu, người chăn nuôi làm theo cách tự phát, mạnh ai nấy làm mà không hề có sự định hướng nào từ các cơ quan chức năng. Khi heo, gà có giá, người dân đổ xô nuôi, nhưng khi rớt giá thì ào ạt phá chuồng.

Thấy rõ nhất trong ngành chăn nuôi gà là ngay sau Tết, khi giá gà xuống thấp, các hộ chăn nuôi bán đổ bán tháo, đóng cửa chuồng trại, nhưng chỉ một tháng sau đó, giá gà đã tăng đến 70% lại không có nguồn để bán. Hiện nay, khi thấy gà có giá, nhiều người ồ ạt đầu tư trở lại. Đó là một trong những lý do khiến người chăn nuôi đã lỗ càng lỗ hơn. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chạy trời không khỏi... khó!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO