Bài 2: Quy hoạch: Rối dần đều

MINH HÀO - VĨNH KIM| 13/05/2010 00:17

Tuy kênh bán hàng hiện đại phát triển mạnh nhưng với nội lực yếu, cộng với những bất cập trong quản lý khiến các vị trí đẹp, các “thương hiệu mạnh” đều rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài...

Bài 2: Quy hoạch: Rối dần đều

Tuy kênh bán hàng hiện đại phát triển mạnh nhưng với nội lực yếu, cộng với những bất cập trong quản lý khiến các vị trí đẹp, các “thương hiệu mạnh” đều rơi vào tay các NĐT nước ngoài, nên nỗi lo thua trên sân nhà là có thật. Bên cạnh đó, quy hoạch không hợp lý, sự phát triển ổ ạt của các siêu thị, TTTM khiến bộ mặt ngành bán lẻ Việt Nam bắt đầu rối...

Theo kế hoạch phát triển của ngành thương mại, cứ 100.000 hộ dân sẽ cần có 1 TTTM lớn, 10.000 hộ dân cần 1 siêu thị và 1.000 hộ cần tối thiểu 1 - 3 cửa hàng tiện lợi. Và như vậy, với dân số 86 triệu người, Việt Nam cần đến hơn 800 TTTM và 8.000 siêu thị?

Không biết có phải vì cho rằng số lượng các vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hay không mà các siêu thị, TTTM mới liên tục được cấp phép. “Dù không có kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực này nhưng bất cứ DN nào có mặt bằng rộng đều được cấp phép xây dựng TTTM. Điều này sẽ dẫn đến việc kẹt xe trầm trọng trong tương lai”, một NĐT TTTM bức xúc.

Các chuyên gia cho rằng, không chỉ bất cập trong quy hoạch, ngành bán lẻ còn yếu kém trong khâu quản lý. Trên thực tế, có rất nhiều đơn vị hoạt động không đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định về quy chế siêu thị, TTTM như chưa đạt diện tích kinh doanh tối thiểu, bảo quản không đúng quy trình, thiếu các điều kiện cần thiết phục vụ khách hàng...

Ngoài ra, nhiều DN còn lạm dụng tên gọi siêu thị, TTTM để kinh doanh. Chẳng hạn, các siêu thị quy mô nhỏ, không đạt tiêu chuẩn về diện tích, chủng loại hàng hóa, trang thiết bị chuyên dùng nhưng vẫn trưng biển siêu thị. Nhiều điểm kinh doanh chỉ khoảng 2.000m2, hoạt động theo kiểu cho thuê quầy nhưng cũng gắn “mác” TTTM.

Thậm chí, nhiều công ty, cửa hàng kinh doanh tự gắn cho mình tên các siêu thị chuyên ngành như siêu thị máy tính, siêu thị nội thất, siêu thị điện thoại... gây ngộ nhận cho người tiêu dùng. Vậy nhưng chưa thấy có đơn vị nào bị phạt hay buộc phải thay đổi tên gọi hay mô hình hoạt động.

- Theo đánh giá của Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ trong nước đang phát triển mạnh. Nếu như năm 1995, cả nước chỉ có 10 siêu thị và 2 TTTM thì đến năm 2008, con số này đã lên gần 400. Dự kiến, đến 2010 sẽ có khoảng 700 siêu thị, 150 TTTM và hàng chục ngàn cửa hàng tiện ích. Riêng TP.HCM, hiện đã có 82 siêu thị và 22 TTTM.

- Theo định hướng phát triển hệ thống chợ - siêu thị - TTTM trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn từ năm 2009 - 2015 sẽ tăng tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đối với hệ thống phân phối hiện đại trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố lên mức 25% vào năm 2010, 35 - 40% vào năm 2015 và quyền thành phố sẽ phát triển thêm khoảng 140 TTTM, 95 siêu thị, trong đó, ưu tiên tập trung phát triển tại những khu trung tâm thành phố, khu đô thị mới Nam Sài Gòn, khu đô thị mới Thủ Thiêm, các trạm của hệ thống tàu điện ngầm sẽ hình thành.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bài 2: Quy hoạch: Rối dần đều
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO