10 môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới 2009

25/06/2009 07:02

Kết quả bình chọn lần thứ tư này do tạp chí Forbes danh tiếng thực hiện, thông qua khảo sát tại 127 nền kinh tế lớn trên thế giới. Những khu vực mới xuất hiện trong top 10 năm nay có New Zealand, Australia và Na Uy.

10 môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới 2009

Kết quả bình chọn lần thứ tư này do tạp chí Forbes danh tiếng thực hiện, thông qua khảo sát tại 127 nền kinh tế lớn trên thế giới. Những khu vực mới xuất hiện trong top 10 năm nay có New Zealand, Australia và Na Uy. Tuy nhiên, Phần Lan, Ireland và Thụy Sĩ đã không còn góp mặt.

Đây không phải tất cả các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng và GDP cao nhất hay tỷ lệ thất nghiệp thấp hiện nay. Việc bình chọn chỉ là tham khảo về sự năng động của những nền kinh tế lớn, là một đánh giá cho các mục tiêu đầu tư. 

Đan Mạch được chọn là nơi có môi trường đầu tư lý tưởng nhất trong năm 2009. GDP bình quân đầu người của quốc gia vùng Bắc Âu này là 38.900 USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 0,3%, với quy mô dân số 5,5 triệu người. Sau một thời gian dài phát triển mạnh, nền kinh tế Đan Mạch bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại từ đầu năm 2007, sau khi bong bóng của thị trường bất động sản nổ tung.

Tuy nhiên nơi đây đang được coi là môi trường đầu tư khá an toàn. 

Nước Mỹ vẫn là môi trường kinh doanh lý tưởng với vị trí thứ hai trong danh sách. Quốc gia hùng mạnh này hiện có thu nhập bình quân đầu người 48.000 USD, tốc độ tăng trưởng 1,4%, dân số 303, 8 triệu người. Là nền kinh tế lớn nhất thế giới và có số dân nhiều thứ ba thế giới, Mỹ đã trải qua nhiều khó khăn trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhờ những chính sách kinh tế thân thiện với môi trường đầu tư, nơi đây vẫn được coi có nhiều triển vọng hàng đầu trong năm 2009, đặc biệt trong các ngành công nghiệp. 

Không có gì bất ngờ khi Canada đứng ở vị trí thứ ba. Quốc gia vùng bắc Mỹ với hơn 33 triệu dân này hiện có GDP trên đầu người 40.200 USD, tốc độ phát triển GDP 0,7%. Môi trường kinh doanh an toàn, các khoản thuế đang giảm đã tạo điều kiện cho đầu tư từ nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh nước Mỹ đang gặp khó khăn về kinh tế, Canada có thể có cơ hội tăng cường xuất khẩu. 

Singapore là quốc gia Châu Á có vị trí cao nhất trên bảng tổng sắp hơn 127 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Singapore hiện có thu nhập bình quân gần 53.000 USD, dân số khoảng 4,6 triệu người. Với môi trường kinh doanh và các chính sách khá cạnh tranh về thuế, quốc gia hàng đầu Đông Nam Á này đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Hong Kong để trở thành trung tâm tài chính hùng mạnh ở châu Á. 

New Zealand là quốc gia mới có tên trong top 10, với vị trí thứ 5. Hiện, thu nhập bình quân tại đây là 28.500 USD, với tốc độ tăng trưởng 0,6%, trong khi dân số khá trẻ và ít, chỉ với 4,2 triệu người. Quốc đảo nhỏ này đang có những chính sách tự do thương mại hiệu quả, và gần đây, đang trở thành quốc gia phát triển đầu tiên ký hợp tác thương mại tự do với Trung Quốc. 

Anh đứng ở vị trí thứ 6. Xứ sở sương mù hiện có dân số 61 triệu người, GDP bình quân đầu người 37.400 USD, với tốc độ tăng trưởng 1,1%. Với việc có tới 21% các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực tài chính, nên trong giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp đang là một vấn đề của quốc gia này. Tuy vậy, cơ hội đang ở trước mắt khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục từ quý 3 năm nay theo như dự báo. 

Thụy Điển, với thu nhập 39.600 USD và chỉ 9 triệu dân, có tốc độ tăng trưởng GDP 0,9% đứng ở vị trí thứ 7. Thời gian qua, Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia phát triển trên thế giới không bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng kinh tế. Tự do cá nhân, hạ tầng công nghệ hiện đại... đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, cho dù luật bảo hộ nhà đầu tư còn một số hạn chế. 

Australia cũng được nhắc đến là môi trường thuận lợi, với thu nhập bình quân năm ngoái đạt 39.300 USD, tốc độ phát triển 2,5% và dân số hiện ở mức 21 triệu người. Sự suy giảm của thị trường nhà đất đã khiến quốc gia ở phía nam bán cầu này gặp khó khăn trong hồi phục nền kinh tế. Việc cắt giảm những chi tiêu xã hội sẽ là một giải pháp nhằm khuyến khích phát triển kinh tế. 

Đặc khu kinh tế Hong Kong xếp ở vị trí tiếp theo với GDP đầu người năm ngoái đạt 45.300 USD, tốc độ tăng trưởng 2,8%, dân số 7 triệu người. Dựa chủ yếu vào ngành kinh tế dịch vụ, trung tâm tài chính lớn của châu Á này đã có những cải tiến tích cực trong việc tạo sự minh bạch trong đầu tư và nhiều quy định mới trên thị trường chứng khoán. Theo các chuyên gia, điều này sẽ giúp Hong Kong thu hút hơn nữa những nguồn đầu tư, đặc biệt trong khu vực. 

Nằm ở vị trí thứ 10 trong danh sách các nền kinh tế có nhiều cơ hội đầu tư trong năm 2009 là Nauy. Hiện, quốc gia Bắc Âu này có thu nhập bình quân đầu người đạt 57.500 USD, tốc độ tăng trưởng 2,8% và dân số chỉ 4,6 triệu người. Nauy đã phát triển rất nhanh, nhờ môt phần vào những gánh nặng thuế được nới lỏng và các quy định thương mại mở rộng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
10 môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới 2009
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO