Kết quả khảo sát về “sức khỏe” doanh nghiệp của HUBA

Vân Ly| 14/05/2020 03:00

Nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, công nghệ cao: Do kinh doanh dựa trên nền tảng số, lao động trình độ cao, sử dụng ít thâm dụng lao động, thâm dụng mặt bằng đã tận dụng được cơ hội để sản xuất các thiết bị công nghệ cao phục vụ phòng chống dịch, sản xuất các thiết bị y tế như máy trợ thở, robot phục vụ trong bệnh viện, cung cấp dịch vụ và môi trường làm việc trực tuyến, dịch vụ số cho các doanh nghiệp, nên có sự tăng trưởng tốt và tiếp tục có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Kết quả khảo sát về “sức khỏe” doanh nghiệp của HUBA

Nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, chế biến nông sản: Do nhu cầu thị trường về các sản phẩm thiết yếu tăng cao nên đã tận dụng được cơ hội để sản xuất hết công suất, đầu tư đổi mới công nghệ, đưa ra thêm nhiều sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm công nghệ chế biến nông sản, vừa giúp tháo gỡ khó khăn cho nông dân, vừa tăng thời gian bảo quản, nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu... nên có sự tăng trưởng cao trong quý I/2020 và sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội phát triển.

Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang, trang bị bảo hộ cho y tế phục vụ trong nước và đang cung ứng xuất khẩu, vẫn tiếp tục có tiềm năng thị trường nhu cầu lớn tại các nước mà dịch bệnh đang hoành hành. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may cho rằng nguồn nguyên liệu đang cạn kiệt, sẽ khó khăn trong thời gian tới bởi giá trị sản xuất khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế không đủ thay thế cho các đơn hàng lớn về dệt may giày da xuất khẩu như trước đây.

Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh trọng điểm của thành phố như cơ khí, điện, cao su, nhựa, công nghiệp hỗ trợ, đồ gỗ, dệt may, da giày... không phân biệt quy mô lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ đều trong tình trạng đã cạn kiệt các nguồn lực kinh doanh, thiếu nguyên liệu đầu vào sản xuất, xuất khẩu bị đình trệ, giảm đơn hàng, chậm thanh toán, dòng tiền kinh doanh bị bẻ gãy, nguy cơ mất tính thanh khoản cao.

Nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động để phòng chống dịch (như lĩnh vực du lịch, dịch vụ, lưu trú, vận tải, trung tâm thương mại, y tế, giáo dục... Một số doanh nghiệp đã nhanh nhạy, biến thách thức thành cơ hội để tái cấu trúc sản xuất, quản trị, sản phẩm, thị trường, ứng dụng mạnh giải pháp số, công nghệ số để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, số doanh nghiệp như trên thích ứng với đại dịch, tiếp tục ổn định sản xuất vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, số còn lại đều gặp rất nhiều khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kết quả khảo sát về “sức khỏe” doanh nghiệp của HUBA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO