Tại FV, mỗi đơn thuốc bác sĩ kê đều được khoa Dược kiểm tra, đánh giá tính an toàn hợp lý và tiết kiệm trước khi xuất thuốc cho bệnh nhân |
Tại FV, mỗi đơn thuốc bác sĩ kê đều được khoa Dược kiểm tra, đánh giá tính an toàn hợp lý và tiết kiệm trước khi xuất thuốc cho bệnh nhân
Quy trình quản lý thuốc nghiêm ngặt và toàn diện
Theo ông Mohd Fazli Shuib - Trưởng khoa Dược BV FV, việc quản lý và sử dụng thuốc là một phần quan trọng trong điều trị, phòng ngừa, giảm nhẹ, kiểm soát các triệu chứng và bệnh lý.
Ngay cả một quy trình quản lý thuốc đơn lẻ cũng có nguy cơ dẫn đến các sai sót về thuốc. Các lỗi liên quan đến việc sử dụng thuốc là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sai sót y khoa. Vì vậy, tại BV FV, việc thực hành thuốc an toàn được thực hiện thông qua nỗ lực phối hợp của tất cả các nhân viên y tế tại các chuyên khoa, theo nguyên tắc kiểm tra, quản lý gắt gao, hướng đến sự an toàn cao nhất cho bệnh nhân.
FV có quy trình quản lý thuốc ở tất cả các bước: lựa chọn nhà cung cấp, mua thuốc, lưu trữ, đặt hàng, kê toa, sao chép, phân phối, chuẩn bị, pha chế, quản lý, ghi chép và theo dõi các liệu pháp điều trị bằng thuốc.
Nhằm bảo đảm một quy trình quản lý hoàn chỉnh, BV FV lập hẳn Hội đồng Thuốc và Điều trị để giám sát mọi vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc, khuyến khích sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện. Ngoài ra còn có hai tiểu ban là Tiểu ban An toàn Thuốc và Tiểu ban Quản lý chương trình sử dụng kháng sinh.
Con dấu vàng JCI lần 3 của bệnh viện FV |
Bên cạnh đó, việc tránh lạm dụng kháng sinh cũng được FV đặt lên hàng đầu. FV có danh mục kháng sinh cần kiểm soát và phân loại danh mục kháng sinh để sử dụng cho từng mức độ bệnh.
“Quản lý sử dụng kháng sinh là một chương trình giúp FV kiểm soát việc sử dụng kháng sinh thận trọng, phù hợp và tối ưu trong điều trị. Đây là một yêu cầu quan trọng trong quản lý sử dụng thuốc nhằm bảo đảm an toàn cho bệnh nhân”, ông Mohd Fazli Shuib nhận định.
Áp dụng kỹ thuật và thuốc gây mê thế hệ mới
Tại BV FV, gây mê được áp dụng trong các phẫu thuật và thủ thuật (sinh thiết khối u, nội soi tiêu hóa, nội soi dạ dày), can thiệp ngoài phòng mổ (chụp MRI, CT, với bệnh nhân không hợp tác, trẻ em…). Gây mê cần bảo đảm đúng chỉ định, đúng liều lượng, giúp bệnh nhân có ca mổ an toàn, tránh tai biến, cũng như hồi tỉnh an toàn sau mổ.
Vì vậy, quá trình gây mê được thực hiện chặt chẽ với các bước: khám tiền mê (khoảng 30 phút) diễn ra trước ca phẫu thuật ít nhất 24 tiếng đồng hồ, nhằm đánh giá lâm sàng, giải đáp thắc mắc, chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho bệnh nhân, cũng như tư vấn để bệnh nhân lựa chọn phương pháp gây mê phù hợp.
Bác sĩ CKII Lý Quốc Thịnh - Trưởng khoa Gây mê Hồi sức FV giải thích: “Ở giai đoạn hồi tỉnh là lúc chuyển tiếp giữa mê và tỉnh, bệnh nhân có một số rối loạn nhất định. Nếu bác sĩ gây mê không đánh giá đúng tình trạng bệnh nhân có thể dẫn đến nhiều tai biến. Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ có kinh nghiệm và sử dụng các thuốc “hóa giải” hợp lý”.
Nhờ được gây mê đúng, hóa giải hợp lý, giảm đau tốt mà tại FV, xác suất bệnh nhân hồi tỉnh an toàn cao, không có tai biến khi gây mê và hậu phẫu không bị hạ thân nhiệt, sốc, rối loạn…Chính sự chu đáo, tận tâm trong quy trình gây mê hồi sức đã giúp FV ghi điểm ấn tượng với tổ chức JCI.
Có thể nói, việc được JCI chứng thực về quy trình và chất lượng quản lý, sử dụng thuốc theo chuẩn an toàn quốc tế sẽ giúp bệnh nhân hoàn toàn an tâm khi điều trị tại các cơ sở đạt chuẩn chất lượng y tế quốc tế như BV FV.
JCI (Joint Commission International) là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận có trụ sở tại Chicago (Mỹ), được thành lập năm 1994, là hệ thống tiêu chuẩn uy tín hàng đầu thế giới về đánh giá chất lượng dịch vụ y tế. Tổ chức JCI thực hiện chức năng thẩm định, đánh giá sự tuân thủ an toàn cho bệnh nhân để cấp chứng chỉ cho các bệnh viện. Các bệnh viện đạt Con dấu vàng của JCI sẽ được công nhận về chất lượng dịch vụ y tế toàn cầu. Hiện nay, có gần 700 bệnh viện được cấp chứng nhận Con dấu vàng chất lượng JCI ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. |