Vẫn còn khoảng cách giữa ý tưởng và thực tế

PHÚC AN| 29/12/2011 03:36

Sáng 29/12, 7 đề án cuối cùng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đã bước vào vòng phỏng vấn với BGK bao gồm TS. Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng trường ĐH FPT, ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch HĐQT Công nghệ tin học HPT, ông Nguyễn Đình Hậu – Phó CTHQT Công ty cổ phần Đông Phương Xanh.

Vẫn còn khoảng cách giữa ý tưởng và thực tế

Sáng 29/12, 7 đề án cuối cùng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đã bước vào vòng phỏng vấn với BGK bao gồm TS. Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng trường ĐH FPT, ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch HĐQT Công nghệ tin học HPT, ông Nguyễn Đình Hậu – Phó CTHQT Công ty cổ phần Đông Phương Xanh.

Nguyễn Khánh Hòa – sinh viên ĐH Quốc tế Hồng Bàng giới thiệu dự án “Cổng thông tin và thương mại bất động sản GrouponReal .com” - ảnh Q.T

>> Liên kết để phát triển ý tưởng
>> Ý tưởng kinh doanh đáp ứng nhu cầu xã hội
>> Nên khởi nghiệp dựa trên thế mạnh của mình
>> Bài học lớn nhất là từ sự thất bại
>> Nghiêm túc và tập trung
>> Khởi đầu hào hứng
>> Nhiều đề án nổi bật

Nguyễn Khánh Hòa – sinh viên ĐH Quốc tế Hồng Bàng giới thiệu dự án “Cổng thông tin và thương mại bất động sản GrouponReal .com”. Khánh Hòa đã từng làm việc tại một cổng thông tin bất động sản nên có kiến thức tốt về lĩnh vực mà mình định kinh doanh. Hòa cũng đã thực hiện được bước đầu của dự án là mua domain và thiết kế trang. Các giám khảo đều đánh giá đây là dự án có ý tưởng mới, tuy nhiên, trong quá trình thực thi sẽ còn nhiều hạn chế như vấn đề pháp lý, quản lý khách hàng, xây dựng cơ sở dữ liệu.

Đỗ Hữu Tân – sinh viên năm cuối ĐH Bách Khoa mang đến cuộc thi sáng kiến “Ứng dụng mạng GSM và GPRS để điều khiển và quản lý từ xa thiết bị điện – điện tử trong công nghiệp và gia đình”. Với tiêu chí  “Sản phẩm Việt- Khách hàng Việt – Cuộc sống Việt”, Hữu Tân muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử để nâng cao các tiện ích trong cuộc sống và tạo điều kiện sinh viên kỹ thuật sáng tạo công nghệ.

Giám khảo Đình Hậu đánh giá dự án của Hữu Tân: ”Ý tưởng nghiên cứu rất hay, độc đáo nhưng ý tưởng kinh doanh chưa khả thi lắm. Dự kiến doanh thu chưa bù được đầu tư và chưa có thị trường“. Giám khảo Ngô Vi Đồng đồng tình: “Ý tưởng của em rất tốt nhưng để biến thành sản phẩm kinh doanh còn một chặng đường dài. Em đã giải quyết thành công được bài toán kỹ thuật nhưng để kinh doanh phải giải quyết bài toán thị trường, tài chính và cạnh tranh”.

Sau phần trình bày, Hữu Tân đã mạnh dạn xin BGK 2 phút để giới thiệu CLB Nghiên cứu khoa học của trường ĐH Bách Khoa với nhiều sản phẩm sáng tạo,độc đáo do sinh viên nghiên cứu, chế tạo.

Nguyễn Thị Ánh Loan – sinh viên ĐH Ngoại Thương trình bày trước BGK dự án Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt. Ánh Loan dự định sẽ xây dựng diễn đàn dành riêng cho giới doanh nhân trao đổi kinh nghiệm, kiến thức. Giám khảo Trường Tùng nhận xét, khác biệt lớn giữa dự án của Loan và các hội đoàn hiện nay là các hội đoàn thì hầu như không hướng đến lợi nhuận còn công ty của Loan thu lợi nhuận và kế hoạch tài chính chưa thuyết phục. Giám khảo Ngô Vi Đồng góp ý: ”Em có một ước mơ rất đẹp, phù hợp với nhu cầu xã hội nhưng mình em chưa đủ năng lực để thực hiện một dự án lớn như vậy. Ý tưởng của em cần sát thực tế hơn”.

Sinh viên ĐH Ngoại Thương Đinh Lê Vũ tự tin giới thiệu dự án “Luyện thi nói TOEFL iBT qua Skype bằng giáo trình tự soạn” tận dụng hình thức học online. Lê Vũ khẳng định ý tưởng của mình “Bình chưa cũ nhưng rượu chất hơn”. Dự án sẽ tạo cơ hội cho các bạn sinh viên học sinh có nhu cầu rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh có cơ hội nâng cao kỹ năng với giá rẻ. Nhận xét dự án, giám khảo Trường Tùng khuyên: “Ý tưởng của em rất tốt tuy nhiên, điều quan trọng nhất là khả năng chuyên môn của đội ngũ giảng viên và chất lượng giáo trình. Dạy ngoại ngữ không phải là điều đơn giản”.

BGK bao gồm TS. Lê Trường Tùng (giữa) – Hiệu trưởng trường ĐH FPT, ông Ngô Vi Đồng (phải) – Chủ tịch HĐQT Công nghệ tin học HPT và ông Nguyễn Đình Hậu (trái) – Phó CTHQT Công ty cổ phần Đông Phương Xanh cùng các thí sinh dự thi - ảnh Q.T

Giám khảo Ngô Vi Đồng góp ý thêm: ”Bạn nên dành thời gian nghiên cứu thêm, thực hiện dự án bài bản hơn, có đầu tư, có sản phẩm nghiêm túc để hiện thực hóa ý tưởng này thành công việc kinh doanh. Làm ăn thu phí thì phải tính toán rất kỹ”.

Đề tài “Diễn đàn trao đổi, mua bán sách” của Nguyễn Xuân Nam – sinh viên ĐH Ngoại Thương được giám khảo nhận xét là phát hiện ra nhu cầu thực tế, nhưng để đề tài có tính khả thi phải nghiên cứu kỹ hơn nữa.

Giám khảo Đình Hậu góp ý chung cho các thí sinh: ”Khi các bạn tham gia một cuộc thi như Giải thưởng này, nếu thua cuộc các em cũng không mất đi điều gì cả. Trong khi đó, khi khởi nghiệp, nếu thất bại các bạn sẽ mất rất nhiều, vì vậy các bạn phải nghiên cứu thật kỹ mọi thông tin trước khi lập đề án”.

Thí sinh dự thi cuối cùng của buổi sáng 29/12 là Man Đức Khương – sinh viên ĐH Ngoại Thương với đề tài “Website sàn việc làm www.jobtransactioncentre.com”. Ý tưởng của Khương là tạo điều kiện cho những ai có nhu cầu làm việc bán thời gian bên cạnh công việc chính có cơ hội tìm việc. Giám khảo Ngô Vi Đồng đánh giá: ”Em vận dụng kiến thức vào dự án là tốt nhưng phải vận dụng sao cho sát với thực tế. Em có hiểu biết về mô hình kinh tế, ý tưởng hay nhưng em phải đi vào cụ thể. Để đi từ lý thuyết đến thực tế cần đào sâu suy nghĩ hơn nữa”.

Kết quả ngày thi cuối cùng:

- Đỗ Hữu Tân: sinh viên ĐH Bách Khoa “Ứng dụng mạng GSM và GPRS để điều khiển và quản lý từ xa thiết bị điện – điện tử trong công nghiệp và gia đình.

- Đinh Lê Vũ: sinh viên ĐH Ngoại Thương “Luyện thi nói TOEFL iBT qua Skype bằng giáo trình tự soạn”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vẫn còn khoảng cách giữa ý tưởng và thực tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO