"Sức sống mới thương hiệu Việt tại thị trường nội địa"

Q.T| 30/10/2010 00:09

Cuộc tọa đàm "Sức sống mới thương hiệu Việt tại thị trường nội địa" tại Khách sạn Majestic chiều 29/10 với sự tham dự của lãnh đạo CLB DNSG, 43 doanh nghiệp đạt danh hiệu thương hiệu quốc gia và đông đảo các doanh nghiệp hội viên CLB DNSG.

Nhằm triển khai Chương trình Thương hiệu Quốc gia và đẩy mạnh Thương hiệu Việt có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn không chỉ thị trường trong nước mà còn có sức sống mãnh liệt vương ra thị trường thế giới, chiều ngày 29/10, Cục Xúc tiến Thương mại đã phối hợp Câu Lạc Bộ Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức cuộc tọa đàm "Sức sống mới thương hiệu Việt tại thị trường nội địa" tại Khách sạn Majestic với sự tham dự của lãnh đạo CLB DNSG, 43 doanh nghiệp đạt danh hiệu thương hiệu quốc gia và đông đảo các doanh nghiệp hội viên CLB DNSG.

Quang cảnh khán phòng tọa đàm

Tham dự cuộc tọa đàm gồm có các diễn giả là ông Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ Công Thương - Phó Chủ tịch Hội đồng thương hiệu Quốc gia, ông Đỗ Thắng Hải - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại - Tổng thư ký chương trình Thương hiệu Quốc gia, ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Tổng Giám đốc Công ty vàng bạc đá quý PNJ, ông Nguyễn Trung Thẳng - Tổng Giám đốc Công ty Masso và người dẫn chương trình là ông Nguyễn Thanh Tân - Giám đốc BrainMark Vietnam - Trưởng Ban Thương hiệu Marketing CLB Doanh Nhân Sài Gòn.

Ông Nguyễn Thanh Tân - Giám đốc BrainMark Vietnam - Trưởng Ban Thương hiệu Marketing CLB Doanh Nhân Sài Gòn, ông Nguyễn Trung Thẳng - Tổng Giám đốc Công ty Masso, ông Đỗ Thắng Hải - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại - Tổng thư ký chương trình Thương hiệu Quốc gia,  ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit và  ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Tổng Giám đốc Công ty vàng bạc đá quý PNJ (Từ trái sang)

Mời các bạn theo dõi buổi tường thuật thu thanh về cuộc tọa đàm: "Sức sống mới thương hiệu Việt tại thị trường nội địa"

Như chúng ta đều biết, ngày nay thương hiệu được xem là tài sản vô hình to lớn, mang lại khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Để có thương hiệu mạnh, để có vị trí tốt trong tâm trí người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu sáng tạo hiệu quả, đặc biệt là làm mới thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng.

Ông Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ Công Thương - Phó Chủ tịch Hội đồng thương hiệu Quốc gia

Để tồn tại và phát triển thương hiệu của mình trong thời hội nhập WTO đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực rất lớn để có thể cạnh tranh trên thương trường, ông Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ Công thương đã chia sẻ với doanh nghiệp về một số vấn đề như sau:

Tiềm năng của thị trường nội địa

Thời gian qua, các doanh nghiệp đã ý thức được tiềm năng của thị trường nội địa, và đã có những nỗ lực trong đầu tư để luôn tạo sức sống cho thương hiệu. Việt Nam với dân số trên 86 triệu dân và tốc độ tăng dân số trên 1%/năm, đây chính là thị trường lao động dồi dào và cũng là thị trường tiêu dùng đáng kể. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu cũng như sản xuất nhằm phục vụ thị trường nội địa như Vinamilk, Tân Hiệp Phát, Thái Tuấn, Vinamit... và đã thành công. Theo ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit, thị trường nội địa hiện nay được doanh nhân Việt Nam nhìn nhận như thế nào? Ông Viên nói:

Thị trường nội địa đầy tiềm năng là điều mà các doanh nghiệp VN đã nhận ra. Tuy nhiên, đáng tiếc là chưa được khai thác hết. Để khai thác thành công trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề gì? Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển thị trường, trong thời gian qua Cục Xúc tiến Thương mại đã triển khai những chương trình hỗ trợ nào? Ông Đỗ Thắng Hải - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cho biết:

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nước ngoài tung ra các sản phẩm rất VN phục vụ thị trường Việt. Từ câu chuyện Sunsilk bồ kết, P/S muối hay Trà Cây Đa của Unilever trước đây, đến câu chuyện Microsoft Việt hóa windows XP và Office và gần đây là Café Việt của Nestle.... Theo ông Nguyễn Trung Thẳng - Tổng Giám đốc Công ty Masso trên khía cạnh thương hiệu thì việc làm này giúp các doanh nghiệp nước ngoài kể trên đạt mục tiêu nào? và các chủ thương hiệt Việt rút ra bài học gì khi nhận diện vấn đề này? Ông Thẳng nói:

Cách làm thương hiệu và tạo sức sống mới cho thương hiệu Việt

Thưa ông Viên, chúng tôi từng nghe ông chia sẻ hoài bảo lớn của ông là muốn thế giới dùng những miếng mít sấy khô Vinamit thay cho những lát khoai tây chiên của Mc Donald hay KFC, nơi nào có cộng đồng người Việt sinh sống, nơi đó có sản phẩm của Vinamit... Thương hiệu Vinamit có những bước đi chiến lược rất thành công không chỉ tại thị trường nội địa. Ông có thể chia sẻ cách làm thương hiệu của mình ra sao?


Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Tổng Giám đốc Công ty vàng bạc đá quý PNJ là người thành công trong việc góp phần phát triển hình ảnh thương hiệu PNJ chuyên nghiệp và thể hiện định vị rõ ràng tại thị trường nội địa. Trong ba năm qua, ông đã đưa quyết định quan trọng nào cho thương hiệu PNJ tại thị trường nội địa?

Trong thời gian qua, ông Thẳng đã tham gia tư vấn phát triển thương hiệu Việt, ông có nhận định như thế nào về tư duy của chủ thương hiệu Việt hiện nay trong việc đầu tư phát triển thương hiệu?


Chào ông Viên, có thể nói câu chuyện làm thương hiệu đã xuất hiện trong tâm trí ông từ lâu, vấn đề bây giờ của ông quan tâm không còn là vấn đề xây dựng thương hiệu nữa mà là bảo vệ, phát triển như thế nào để tạo sức sống mới cho thương hiệu Vinamit, để có chỗ đứng bền vững trong tâm trí khách hàng. Theo ông, chúng ta có thể có" những cách làm mới thương hiệu như thế nào?

Nhiều doanh nghiệp cho rằng làm thương hiệu là quảng bá, quảng cáo cho khách hàng mà ít doanh nghiệp quan tâm đến việc làm thương hiệu bắt đầu từ bên trong doanh nghiệp, Nhiều chuyên gia thương hiệu trên thế giới nói rằng hãy cho nhân viên chúng ta trải nghiệm với thương hiệu chúng ta trước khi để khách hàng trải nghiệm. Đặc biệt là đội ngũ nhân sự, người ta gọi là "con người của thương hiệu", họ cần phải "sống" với thương hiệu doanh nghiệp. Làm thế nào để đội ngũ nhân viên của mình "hiểu và sống" với thương hiệu của mình? Về vấn đề này, ông Quỳnh đã chia sẻ:

Gần đây chúng tôi đọc báo thấy các cặp vợ chồng trẻ ly dị ngày càng nhiều. Nhiều cặp vợ chồng trả lời đơn giản là họ không thấy hấp dẫn nhau nữa. Hiện nay có những thương hiệu Việt già nua trong tâm trí khách hàng vì không kịp thay đổi. Có lẽ, người tiêu dùng chắc cũng sẽ chán mua những sản phẩm của chúng ta khi nó không được làm mới tích cực? Theo ông Thẳng thì điều gì quan trọng mà chủ doanh nghiệp phải quan tâm khi làm mới hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng?


Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ trong nhãn hiệu hay điều chỉnh hệ thống nhận diện mới, chẳng hạn như màu sắc hay bố cục mới - cũng là cần thiết để đem lại sức sống mới cho thương hiệu. Trong thời gian qua chúng ta chứng kiến hàng loạt sự thay đổi từ Vinaphone, Mobifone đến Vietinbank, Đông Á, PNJ... việc thay đổi hình ảnh thương hiệu sẽ mang lại những yếu tố tích cực nào? Ông Quỳnh cho biết:

Theo ông Viên thì việc thay đổi nhận diện thương hiệu có thể sẽ có những rủi ro?

Việc tạo sức sống cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng không chỉ là thay đổi hình ảnh bên ngoài, mà còn quan tâm đến việc cải tiến sản phẩm/dịch vụ và tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng. Vậy khi đổi mới chúng ta cần ưu tiên cho cái nào hơn? Ông Thẳng trả lời:

Mối liên hệ gữa Thương hiệu quốc gia và Thương hiệu doanh nghiệp

Ông Thẳng là một trong những người tâm huyết và gắn bó với chương trình thương hiệu Quốc gia. Khái niệm "Thương hiệu quốc gia", theo ông nên được hiểu như thế nào? Có phải là hình ảnh Việt Nam trong tâm trí người Việt Nam và bạn bè quốc tế, hay được hiểu là "Made in Vietnam" của tập hợp hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam?

Sony, Toshiba, Hitachi là niềm tự hào của người Nhật. "Made in Japan" tạo ra vị thế cho sản phẩm Nhật trên thị trường quốc tế. Một quốc gia mạnh có một tập hợp nhiều thương hiệu doanh nghiệp mạnh. Vậy mối liên hệ giữa thương hiệu Quốc gia và thương hiệu Doanb nghiệp là thế nào?

Thưa Cục trưởng Đỗ Thắng Hải, nhiều doanh nghiệp vẫn còn nghĩ rằng chương trình Thương hiệu quốc gia là một giải thưởng cho những thương hiệu mạnh của Việt Nam. Ông có thể chia sẻ để rõ hơn vế ý nghĩa của chương trình này?

Trao tặng hoa cho các diễn giả cuộc tọa đàm

Trong dịp này, Chương trình truyền hình “Sức sống Hàng Viêt” được ra mắt. Đây là sự phối hợp giữa Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia với Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Interbrand Việt Nam tổ chức thực hiện truyền hình chuyên đề “Sức sống hàng Việt”, nhằm tuyên truyền, quảng bá thường xuyên và sâu rộng tới người tiêu dùng trong và ngoài nước về các thương hiệu sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, trên sóng của Truyền hình quốc gia, càng nâng tầm vóc ý nghĩa của toàn bộ sự kiện này. Chương trình sẽ phát sóng trên kênh VTV3 vào giữa tháng 11/2010.

Tiếp theo phần tọa đàm, Câu lạc bộ Doanh Nhân Sài Gòn đã tổ chức lễ kết nạp 58 hội viên mới, và ra mắt Ban Đầu tư gồm 20 thành viên, Ban Golf gồm 18 thành viên.

Một số hình ảnh sinh hoạt của Câu lạc bộ DNSG tại khách sạn Majestic - Ảnh Q.Tuấn

Bà Phan Thị Tuyết Mai - Phó Chủ tịch CLB DNSG báo cáo tình hình hoạt động của CLB.
Trao hoa và quyết định kết nạp cho hội viên mới
Ra mắt và trao quyết định thành lập Ban Đầu tư
Ra mắt Ban Golf
Hội viên tay bắt mặt mừng chúc nhau trong ngày hội
Tiết mục múa
Tiệc buffet
Cùng nhau hát chia tay

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Sức sống mới thương hiệu Việt tại thị trường nội địa"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO