Liên kết DN ngành da giày: Củng cố nội lực để cạnh tranh

MAI PHƯƠNG| 06/10/2015 00:25

Ngành da giày Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, bởi ngoài việc góp phần tăng trưởng GDP còn giải quyết hàng triệu việc làm cho người lao động.

Liên kết DN ngành da giày: Củng cố nội lực để cạnh tranh

Trong 10,4 tỷ USD xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam năm 2014, TP.HCM chiếm khoảng 40%. TP.HCM lại là nơi tập trung khá đông các cơ sở sản xuất gia đình, có truyền thống lâu đời, có khả năng sản xuất giày da chất lượng cao. Đó là một thế mạnh mà doanh nghiệp (DN) ngành da giày nên hợp tác. 

Đọc E-paper

Đó là những chia sẻ của ông Hà Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Tập đoàn Đông Hưng, Chủ tịch Hội Da Giày TP.HCM nhiệm kỳ V (2015 - 2020) tại lễ giỗ Tổ ngành da giày Việt Nam lần thứ 528 (1487- 2015), ngày 2/10/2015.

Theo ông Hưng, Việt Nam là một trong các nước đứng đầu thế giới về sản xuất giày dép. Thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng được những thị trường trọng điểm tại châu Âu, Mỹ, Nhật.

Ngành da giày Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, bởi ngoài việc góp phần tăng trưởng GDP còn giải quyết hàng triệu việc làm cho người lao động.

Tại Đại hội Hội Da Giày TP.HCM ngày 2/10/2015, Ban chấp hành nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã hứa giúp hội viên giữ vững và phát triển thị trường trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của từng DN.

Đồng thời, Hội chú trọng khai thác và hỗ trợ lực lượng thợ giày thủ công của TP.HCM, từng bước xây dựng thị trường chuyên biệt nhằm tạo sự vững chắc trong cạnh tranh với hàng ngoại nhập, giữ vững thị trường nội địa.

Dịp này, UBND TP.HCM đã tặng một bằng khen tập thể và 17 bằng khen cho các cá nhân đã có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng, phát triển Hội Da Giày TP.HCM.

Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM trao tặng bằng khen cho 17 tập thể và 5 cá nhân thành viên Hội Da Giày TP.HCM. Hội đã kết nạp thêm 6 hội viên, nâng tổng số hội viên sau 19 năm thành lập (1996-2015) lên 157 hội viên.

Thế nhưng, ngoài các DN da giày lớn của Việt Nam và DN FDI, thì khối DN nhỏ và vừa (SMEs) lại chưa phát huy được thế mạnh, chưa có thương hiệu riêng, phương thức sản xuất chủ yếu là thủ công. "Năm 2015 và những năm tiếp theo, Việt Nam thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do, mở ra nhiều cơ hội cho ngành da giày.

Nhưng thực tế các DN ngành da giày còn yếu kém, nếu muốn cạnh tranh thắng lợi, phải cải thiện máy móc, trang thiết bị, đồng thời phải liên kết với nhau; ngoài sự chủ động của DN phải có vai trò tổ chức của Nhà nước, vai trò trợ vốn của ngân hàng", ông Hưng phân tích.

Ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, lưu ý: Tỷ lệ gia công của ngành da giày Việt Nam còn quá lớn, chiếm đến 70%, khiến lợi nhuận thấp, chưa khuyến khích DN đầu tư, mở rộng sản xuất; việc tiếp thị của DN khối nội chưa chuyên nghiệp, mẫu mã còn hạn chế, trong khi các rào cản kỹ thuật áp đặt từ các nước EU yêu cầu trách nhiệm về an sinh xã hội và bảo vệ môi trường rất cao.

"Các khoản phí, thủ tục để đưa hàng Việt Nam vào các nước có lợi thế về FTA càng làm tăng chi phí cho DN, nhất là DN da giày", ông Đông lo ngại.

Trước vấn đề này, Hội Da Giày TP.HCM đã hợp tác giao thương với Hiệp hội Da sống và Da thành phẩm Hoa Kỳ, Hiệp hội Giày dép và May mặc Hoa Kỳ, Hiệp hội Các nhà bán sỉ giày dép Nhật Bản, Hiệp hội Da Giày Hồng Kông, các hiệp hội ngành thuộc da và làm giày dép của Ý, Tây Ban Nha, Colombia, Mexico.

Nhiều DN nước ngoài đã thông qua Hội Da Giày TP.HCM để tìm kiếm các cơ hội đầu tư với các DN trong Hội.

>Ngành da giày Việt Nam: Ngày càng nhiều triển vọng

>Việt Nam - Italy thúc đẩy hợp tác da giày, dệt may và đồ gỗ

>Da giày: Hối hả phát triển công nghiệp phụ trợ

>Bao giờ tự chủ nguyên liệu da giày?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Liên kết DN ngành da giày: Củng cố nội lực để cạnh tranh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO