Hiệp hội DN TP.HCM và những chương trình mục tiêu năm 2009 - 2014

ĐỖ LONG - TGĐ CÔNG TY BITA'S| 22/09/2009 08:56

Việc quảng bá hình ảnh DN thường xuyên hơn trên diễn đàn của báo “Doanh Nhân Sài gòn” cũng là cách để DN và Hội – CLB gắn bó hơn với Hiệp Hội.

Hiệp hội DN TP.HCM và những chương trình mục tiêu năm 2009 - 2014

Việc đại hội nhiệm kỳ 5 đề ra chương trình 5 nhóm giải pháp trong phương hướng. Nhiệm vụ và mục tiêu được thông qua vừa rồi. Trong đó có việc thành lập các Ban chuyên môn để thực thi các giải pháp, các ban bao gồm (1) Ban chính sách – Pháp chế và thông tin; (2) Ban tổ chức và phát triển (3) Ban Tài chính; (4 ) Ban xã hội và cộng đồng; (5) Ban Đối ngoại; (6) Ban xúc tiến và đầu tư.

Trước hết nhìn tổng quan tôi tán thành cách chia các ban cụ thể này như quyết định số: 262/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội đã ký ngày 1/9/2009. Tuy nhiên khi đi phân tích sâu và thông qua thăm dò tìm hiểu của bản thân tôi, một số vị trong BCH và ở cấp Hội thành viên, nhận thấy một số điều chưa hợp lý về tính chất, chức năng của Ban gần giống nhau (chỉ khác là tên gọi) như: Ban chính sách – Pháp chế & Thông tin và Ban Tổ chức & phát triển; Ban Đối ngoại và Ban Xúc tiến & đầu tư.( Ngoại trừ 2 ban khác là có thể độc lập là Ban Tài chính & Ban Xã hội và cộng đồng.

Xin phép cho tôi được phân tích theo cách nhận định cá nhân là: có lẽ do có 6 vị Phó chủ tịch cho nên phải có đủ 6 ban giao cho 6 vị mới cân bằng. Điều này cũng đã từng xảy ra ở các nhiệm kỳ trước và được rút kinh nghiệm là không hiệu quả nhiều lắm.

Mặt khác, nếu xem xét, tham khảo thêm với các tổ chức, hiệp hội khác, chúng ta nhìn thấy có nhiều khác biệt hoặc không cần thiết chia đều “quyền lực“ theo như phân ban của Hiệp hội. Chưa kể nếu đánh giá kỹ lưỡng và sắp xếp Ban 1 & Ban 2 (Ban chính sách – pháp chế & Thông tin và Ban Tổ chức & phát triển ) Ban 5 và ban 6 (Ban đối ngoại & Ban xúc tiến và Đầu tư) nói chung chỉ còn 4 Ban thì điều gì xảy ra, hiệu quả của cả chương trình phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu và giải pháp đạt kết quả hơn không? Theo tôi: khả quan hơn, rõ nét hơn và tính thực thi cao hơn với các lý do sau:

1. Tính chất của Hiệp hội được ghi rõ trong điều lệ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các nhà doanh nghiệp như điều 2 (Điều lệ Hiệp hội) xác định. Trong đó khó khăn nhất là sự kết nối thời gian làm sao cho mỗi người đều có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trong thực tế, việc “họp đầy đủ“ thường không bao giờ xảy ra. Mà như thế thì làm sao cho một Ban mạnh được. Bây giờ nếu có điều kiện sát nhập hai Ban như Ban 1 & Ban 2 thì ta thấy có tổng số 17 vị ủy viên, nếu có đi họp được “quá bán“ thì kết quả cũng khả thi hơn việc cần giải quyết là sẽ có hai Trưởng ban, phải tìm cách cho một vị “hy sinh“ là phó ban, một vị làm trưởng ban hoặc luân lưu đảm nhiệm.

2. Ban 5 (Ban đối ngoại) Ban 6 (Ban xúc tiến & đầu tư) khi họp nội bộ từng Ban, đưa ra qui chế phương hướng hoạt động gần như trùng nhau về mục đích và nếu đã trùng nhau cách vận hành mục đích cuối cùng mà lại chia ra 2 ban thì hoá ra ta tự làm “nhỏ đi“ “mỏng đi sức mạnh“.

Phiên họp của Ban đối ngoại ngày 18/9/2009 đã được từng thành viên của Ban nêu ra các điểm yếu này và đang có ý kiến trình thường trực BCH cho sửa. Yếu tố ở đây là nhanh chóng thấy được, có kiến nghị phải xác nhập hai Ban 5 & 6 là tốt. Khởi đầu cho thấy làm mạnh Hiệp hội từ thực tế điều hành chứ không cứng ngắt, không nhắm mắt theo nhiệm kỳ và tốt nhất đổi hai ban thành “Ban quan hệ Quốc tế“ như một số tổ chức khác: VCCI, Jetro, Kotra...

3. Một kiến nghị tôi cho rằng hết sức đột phá. Đó là kiến nghị của Phó chủ tịch Hàn Vay Chi, Trưởng ban đối ngoại muốn Hiệp Hội mở rộng thêm thành phần của Ban bằng cách kêu gọi thêm thành viên thuộc các Hội ngành nghề, câu lạc bộ trực thuộc tham gia để tập họp được nhiều nhân tài cho công việc của Ban, làm cầu nối thực sự của giữa Hội và Hiệp Hội. Tuy nhiên cũng đòi hỏi Ban thường trực Hiệp hội có ý kiến kết luận để triển khai.

4. Mặc dù lấy Ban làm gốc chương trình, nhưng hy vọng cách triển khai và ứng dụng thì tuỳ vào khả năng những thành viên có thể tham gia một ban hoặc nhiều Ban, đó là điều tuyệt vời nhất và sẽ là cách khẳng định tính tự nguyện của một tổ chức cao nhất.

Tôi cũng xin được trao đổi thêm một vài ý kiến, vì khi thành lập các Ban, do điều kiện công tác không có ý kiến đóng góp trước đây nay mới đóng góp. Mong các vị lượng thứ dùm đó là:

1. Xây dựng tính chuyên nghiệp của Hiệp Hội, bằng cách huy động mọi thành viện trong Hội, CLB, tham gia xây dựng khu trưng bày, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp theo dạng một Showroom, thông tin doanh nghiệp bao gồm hàng mẫu, bảng thuyết minh, cataloge, bản giá, các yêu cầu, nhu cầu về dịch vụ, xúc tiến v.v...và giao cho Hiệp Hội tổ chức xúc tiến kêu gọi đầu tư giúp cho các doanh nghiệp hội viên (tuy nhiên tuỳ vào từng yêu cầu của hội viên chứ không bắt buộc)

Ngược lại các doanh nghiệp cũng sẽ nhất trí chi ra một khoản phí hỗ trợ cho Ban hoạt động. Tạm gọi là phí phát triển dự án hoặc phí phát triển hợp tác (tuy nhiên phí bao nhiêu cũng tuỳ vào từng dự án, tuỳ từng doanh nghiệp hỗ trợ và được công khai như một phần quỹ đóng góp cho hoạt động Hiệp Hội)

2. Nếu được xác nhập Ban 5 + Ban 6 thành Ban Quan hệ Quốc tế với “danh chánh ngôn thuận”, tôi nghĩ lãnh đạo Hiệp Hội cần hỗ trợ để đăng ký Ban Quan hệ Quốc tế thành một địa chỉ uy tín bên cạnh VCCI nhằm giúp cho các doanh nghiệp thành viên của Hiệp Hội được tham gia đầy đủ các chương trình xúc tiến quốc gia, bao gồm được tham gia tháp tùng các chuyến đi trong chuỗi hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ. Có như vậy doanh nghiệp có cơ hội nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp gắn bó Hiệp Hội đầy đủ ý nghĩa hơn.

3. Việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp thường xuyên hơn trên diễn đàn của báo “Doanh Nhân Sài gòn” bằng cách dành thêm nhiều đất hơn cho doanh nghiệp cũng là cách để Doanh Nghiệp và Hội - CLB gắn bó hơn với Hiệp Hội. Đồng thời tuỳ vào hoạt động của từng Ban, có thể cho phép các Ban ra tờ “Thông tin nội bộ” cung cấp đầy đủ nhất các kết quả hoạt động cũng như là nơi tập hợp được đầy đủ các kiến nghị về pháp luật, chính sách đóng góp cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Với một ê kíp lãnh đạo mới - Hiệp Hội đang có được nhiều đóng góp từ các hội cũng như các doanh nghiệp riêng lẻ, đây cũng là bước thành công ban đầu, vấn đề còn lại cần phải tiếp tục củng cố lại từ trong nội tại của hệ thống khối văn phòng Hiệp Hội.

Đó là gì? Là “văn hoá hiệp hội” cần phải phát động một phong trào văn hoá ngay tại trọng tâm đầu não Hiệp hội, văn hoá về ứng xử từ lời ăn tiếng nói, đến cung cách cử chỉ giao tiếp, xử lý văn thư, ghi chép, văn phong phải rõ, kỹ, chính xác... cho đến định kỳ hàng tháng, quý, năm có kế hoạch tổ chức đánh giá năng lực CB-CNV để có những phần thưởng xứng đáng đối với tập thể, cá nhân bằng nhiều hình thức, nhằm động viên thiết thực mọi người tham gia các công việc không vụ lợi.

Tôi nghĩ những sự quan tâm này hoàn toàn cần thiết và cần có kế hoạch làm ngay từ bây giờ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hiệp hội DN TP.HCM và những chương trình mục tiêu năm 2009 - 2014
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO