Đi vào ngõ khó

CHOW JIN HO - Tư vấn cấp cao Autodesk| 07/07/2011 01:18

Tâm lý chung của các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ là luôn chọn những sản phẩm, dịch vụ đang có nhu cầu lớn và lượng người dùng cao trên thị trường, do nhu cầu và người dùng chính là điểm tựa vững chắc để doanh nghiệp tránh được phần nào rủi ro trên thương trường.

Đi vào ngõ khó

Tâm lý chung của các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ là luôn chọn những sản phẩm, dịch vụ đang có nhu cầu lớn và lượng người dùng cao trên thị trường, do nhu cầu và người dùng chính là điểm tựa vững chắc để doanh nghiệp tránh được phần nào rủi ro trên thương trường. Tuy nhiên, đi ngược lại xu hướng này cũng không phải là cách làm dở.

Với một nhóm nhỏ người dùng, nếu biết cách làm và làm tốt, doanh nghiệp vẫn có thể tìm được chỗ đứng và phát triển mạnh. Cách làm của Autodesk, đơn vị chuyên cung cấp phần mềm và giải pháp thiết kế, là một ví dụ. Trên thực tế, ngành xây dựng là đối tượng khách hàng ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật chậm nhất.

Hiện nay, tuy công nghệ thiết kế 3D đã ra đời và được ứng dụng khá lâu nhưng các nhà thầu, chuyên viên thiết kế... đều vẫn đang dùng phương pháp thiết kế trên nền 2D dẫu biết rằng thiết kế trên nền 3D tốt hơn nhiều, giúp hình dung một cách hoàn chỉnh các công trình và tính toán chính xác hơn trong khâu xây dựng. Ngay cả các sinh viên chuyên ngành này cũng đang được dạy và thực hành trên nền 2D. Do vậy, sự “lạc hậu” này sẽ còn kéo dài trong 10 - 12 năm nữa.

Thế nhưng, đây lại là đối tượng khách hàng mà Autodesk hướng đến khi tung ra mô hình thông tin xây dựng BIM. Đây là giải pháp thiết kế và quản lý xây dựng hoàn hảo, có lợi về kinh tế, môi trường và xã hội, giảm lượng tiêu thụ các nguồn tài nguyên, tiết kiệm thời gian, sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

Đặc biệt, BIM còn giúp người dùng quản lý chi phí và tiết kiệm chi phí lên đến 40%. Nhưng, đặc trưng về nhu cầu của thị trường lại là rào cản rất lớn.

Để chinh phục đối tượng khách hàng đặc biệt khó tính này, Autodesk phải chấp nhận giải quyết từ cội rễ vấn đề.

Chúng tôi triển khai chương trình dùng giải pháp miễn phí cho sinh viên đang theo học chuyên ngành xây dựng, thiết kế... tại các trường đại học. Đây gần như là tạo cơ hội cho người dùng trải nghiệm sản phẩm và tạo nhu cầu cho khách hàng.

Tất nhiên, bản dùng cho mục đích học tập sẽ được ghi chú rõ và không ứng dụng được cho mục đích làm việc. Đây là cách tạo nhu cầu và giúp khách hàng tiềm năng trải nghiệm sản phẩm.

Ngoài ra, Autodesk cũng cố gắng tiếp cận, làm tăng sự nhận biết thương hiệu ở những người làm nghề. Chúng tôi đồng hành cùng các hội thảo, triển lãm... cũng như tạo ra các sân chơi thiết kế để có cơ hội đến gần người dùng hơn.

Sẽ rất khó nếu đòi hỏi có kết quả ngay khi triển khai các hoạt động này, nhưng lịch sử phát triển của Autodesk đã chứng minh cách làm này có hiệu quả. Cho đến nay, 30% chi phí thiết kế được dùng để sửa đổi trong giai đoạn thiết kế. Ai cũng nhận thấy đây là sự lãng phí rất lớn.

Do đó, dù chậm, dù khó, nhưng Autodesk vẫn tự tin và từng bước chinh phục khách hàng. Mạnh dạn sáng tạo và đột phá, đồng thời cũng biết kiên nhẫn chờ và nỗ lực tạo nhu cầu cho khách hàng. Chính những bước tiến chậm nhưng chắc như thế đã làm nên thương hiệu Autodesk.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đi vào ngõ khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO