Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam

09/06/2009 05:01

Trước hết, chúng ta cần nhận biết những thách thức và ưu thế của doanh nghiệp (DN) hiện nay. Thực tế, sức cạnh tranh của DN VN so với DN quốc tế còn rất kém, cả về vốn, công nghệ, trình độ quản lý...

Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam

Đặng Đức Thành - Tổng giám đốc Dream House Corp.Uỷ viên Ban thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM

Trước hết, chúng ta cần nhận biết những thách thức và ưu thế của doanh nghiệp (DN) hiện nay. Thực tế, sức cạnh tranh của DN VN so với DN quốc tế còn rất kém, cả về vốn, công nghệ, trình độ quản lý...

Đa phần xuất khẩu hàng thô, yếu phần gia công chế biến để làm tăng thêm giá trị, thiếu ngành công nghiệp phụ trợ. Đội ngũ nhân lực trình độ cao còn quá ít, chưa thể hội nhập quốc tế.

Cạnh đó, công nhân kỹ thuật trình độ cao ít, kỹ sư và các chuyên gia ở các ngành còn thiếu rất nhiều. Hơn nữa, lực lượng giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự phần lớn chưa qua đào tạo chuyên ngành.

Theo dự báo của chuyên gia kinh tế, năm 2009 sẽ rất khó khăn đối với các DN trong nước, do vậy, một số DN đã và đang thu hẹp quy mô sản xuất, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, tăng thâm hụt ngân sách quốc gia, đồng thời còn có áp lực rút vốn của các đơn vị nước ngoài.

Trước tình hình này, Chính phủ và ngành ngân hàng đã giúp DN VN, cụ thể: Chỉ thị 03 tháng 5/2007 của Ngân hàng Nhà nước về khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% trên từng mức vay của từng ngân hàng đã đưa chứng khoán VN trở về giá trị thật của mình.

Tháng 3/2008, bằng chủ trương thắt chặt tiền tệ, tín dụng, Chính phủ và ngành ngân hàng đã đưa bất động sản trở về giá trị thật... Như vậy, với các biện pháp giúp đỡ từ Chính phủ, DN trong nước có thể tự tin tiếp tục đầu tư cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, để đứng vững trên thương trường, DN phải xác định lại chiến lược kinh doanh của mình.Cụ thể cần tập trung đầu tư cho ngành kinh doanh mũi nhọn trên cơ sở xác định nguồn vốn tự có, củng cố đội ngũ CB - CNV chuyên ngành, xem xét kỹ lưỡng phần nào yếu, thiếu, phân kỳ từng giai đoạn để có thể đạt được kết quả đối với từng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn..., xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu và giành thị phần ngay sân nhà.

Chỉ còn hơn một tuần nữa Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM lần V sẽ khai mạc. Đại hội diễn ra trong bối cảnh kinh tế trong nước gặp ít nhiều khó khăn, do đó, tôi kiến nghị Nhà nước cần có chính sách cấp thiết nhằm giúp DN vượt qua khó khăn, cụ thể:

Giảm, giãn, miễn thuế cho các DN gặp khó khăn; tiến hành các biện pháp giúp đỡ người mất việc; tăng lương cho cán bộ hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang; ngành ngân hàng giúp DN cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, giãn nợ..., tạo điều kiện cho DN thanh toán được nợ, vượt qua được khó khăn nhất thời.

Ngành thuế phải dứt khoát thực hiện chủ trương của Chính phủ giúp đỡ DN khó khăn, bởi rất nhiều trường hợp DN đã gặp khó khăn còn bị tính lãi quá hạn tiền nộp thuế chậm, vẫn còn tình trạng ngành thuế nhũng nhiễu, gây phiền hà cho DN.

Cạnh đó, kiến nghị Chính phủ đầu tư đặc biệt cho “xây dựng và phát triển nguồn nhân lực”, đồng thời chi ngân sách cho ngành giáo dục nhiều hơn. Chuẩn bị nhân lực cho thời kỳ kinh tế hồi phục cả về số lượng và chất lượng.

Ngoài ra, Nhà nước cần tạo điều kiện, đưa ra chính sách và cơ chế thuận lợi nhằm khuyến khích DN trong và ngoài nước góp vốn đầu tư, để Nhà nước hạn chế trực tiếp bỏ vốn đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO