Búp bê Matryoshka trong "tích cực xã hội"

KIỀU ANH| 30/08/2012 09:12

Tích cực xã hội” là một khái niệm mới mẻ dành cho doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm cộng đồng. Điều gì đã làm nên sự gặp gỡ thú vị giữa một trật tự dễ thương như búp bê Matryoshka với biên độ rộng của một khái niệm đương thời?

Búp bê Matryoshka trong

“Tích cực xã hội” là một khái niệm mới mẻ dành cho doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm cộng đồng. Điều gì đã làm nên sự gặp gỡ thú vị giữa một trật tự dễ thương như búp bê Matryoshka với biên độ rộng của một khái niệm đương thời?

Đọc E-paper

1. Sẽ không phải là Matryoshka huyền thoại nếu chỉ có một con búp bê. Cấu trúc Matryoshka trước hết và trên hết là duy trì khả năng lớn chứa bé, gắn bó một ý niệm dành cho người chơi là: hãy tiếp tục khám phá một trật tự trong lòng nó.

Đã có một thời, bên ngoài điện Kremlin, hình ảnh các chính trị gia được khắc trên các búp bê Matryoshka. Quyền lực được kế nhiệm, chân dung các nguyên thủ được tái hiện. Một nhà báo phương Tây đã có điệu cười hóm hỉnh khi nhặt chi tiết này đưa vào bài viết để tăng thêm chút độc đáo về câu chuyện toàn cầu hóa đang diễn ra đến tận ngóc ngách cuộc sống.

Thời gian gần đây, một lĩnh vực mới sẽ cần được tư duy là mối quan hệ giữa các công ty toàn cầu và vấn đề lương tâm. Một số ý kiến chê cười rằng một công ty toàn cầu có lương tâm hay cần phải có lương tâm.

Thực tế rõ ràng, một số công ty có lương tâm và các công ty cần phải có lương tâm, đơn giản vì một lẽ: trong thế giới phẳng, với chuỗi cung toàn cầu vô tận, các công ty toàn cầu (mà phần lớn là các công ty Mỹ) có xu thế nắm quyền lực nhiều hơn các cộng dồng dân cư riêng lẻ, có nhiều quyền hơn bất cứ các tổ chức xuyên quốc gia nào trên hành tinh trong việc sáng tạo và truyền bá các giá trị.

Các nhà hoạt động xã hội và môi trường, các công ty tiến bộ cộng tác với nhau để mang lại lợi nhuận nhiều hơn, làm cho Trái đất trong lành và dễ sống hơn. Kiểu quan hệ cộng tác này đang đóng vai trò thúc đẩy mục tiêu tích cực xã hội.

2. Đi tìm con búp bê lớn nhất có sức chứa bên trong các “em bé” khác, không ngần ngại khi tiếp cận chuỗi cung của các tập đoàn đa quốc gia. Mc Donald’s sở hữu một quy trình tiêu thụ khổng lồ thịt bò, cá, gà, lợn, bánh mỳ, rau diếp, dưa góp, cà chua, khoai tây từ khắp nơi trên thế giới.

Đồng thời với việc tạo ra giá trị thương hiệu toàn cầu thì tất nhiên là gây ra tác hại đối với môi trường. Kết hợp với Tổ chức Bảo tồn quốc tế, Mc Donald’s đã nghiên cứu hàng loạt vấn đề về môi trường và đi đến thỏa thuận: các nhà cung cấp thực phẩm có thể làm giảm tác hại đến môi trường với chi phí thấp hoặc bằng không.

Ngay sau đó, tập đoàn này đã triệu tập các nhà cung cấp chủ chốt và đề ra quy định được Mc Donald’s gọi là “cung cấp thực phẩm có trách nhiệm với xã hội”. Tác động đến các đối tác cung cấp nguyên liệu bằng cách chỉ mua sản phẩm nếu các hoạt động sản xuất không làm hại đến môi trường, mang lại việc làm cho nhà sản xuất và phục vụ đa dạng sinh học.

Không phủ nhận rằng đây là một cơ hội tốt để cải thiện thương hiệu toàn cầu của Mc Donald’s như một công dân toàn cầu có trách nhiệm. Đây còn là cơ hội kinh doanh của tập đoàn. Và đôi khi, cách tốt nhất để thay đổi thế giới chính là làm cho những tay chơi lớn hành động đúng.

Búp bê Matryoshka của tích cực xã hội, con lớn nhất sẽ là trách nhiệm công dân toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.

3. Một cấu hình tiếp theo trong khối kiến trúc này là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa phân tán trong từng nước. Làm từ thiện là một cách phổ biến nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Lợi nhuận kinh doanh một phần dành cho phúc lợi xã hội như xây dựng nhà ở cho người nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, lập các loại quỹ tương trợ, kiến tạo các cơ sở vật chất khác như cầu đường, trường học... cho địa phương.

Ông Sáu Đặng, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Hiệp Hòa đã tự nguyện xây tặng 60 ngôi nhà cho người nghèo tỉnh Phú Yên đã giải thích hành động làm từ thiện của mình là: “Khôn ngoan chẳng lọ thật thà/ Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy. Làm được như lời các cụ dạy như thế mới là người có tâm”.

Làm từ thiện gắn liền với thương hiệu không còn xa lạ với doanh nhân Việt. Nhưng dù làm từ thiện với mục đích gì, xuất phát từ lòng hảo tâm đối với kẻ khó, từ niềm tin tôn giáo, vì marketing hãy điều gì khác thì quan trọng nhất vẫn là ý thức nghĩa vụ với cộng đồng. Bởi mỗi doanh nghiệp đều có lý lẽ riêng và nhắm vào mục đích nào thì điểm đến cuối cùng vẫn là mang lại lợi ích cho xã hội.

Liên quan đến niềm tin tôn giáo trong từ thiện, chuyện đúc tim tượng Gióng của một chủ doanh nghiệp phát tâm đến hàng chục tỷ đồng đã gây ồn ào thời gian qua. Điều đáng nói công ty này đã xuất hiện bên một trong tứ bất tử của đời sống dân tộc Việt Nam mà hình ảnh gắn với chữ “phát tâm”. Lạy Thánh Gióng, nếu việc tim Ngài là một việc chưa hề có trong tiền lệ thì ATS đã lựa chọn một cách gây ảnh hưởng độc đáo, khôn ngoan.

Sự vô tư và tôn trọng đạo lý nguồn cội, thiết nghĩ là những chuỗi ADN văn hóa kiến thiết nên trật tự của Matryoshka tích cực xã hội. Những kết cấu hình dạng con búp bê nhỏ hơn được dành để chứa đựng các hành động vì cộng đồng khác nằm trong từ trường của hai khái niệm: trách nhiệm công dân toàn cầu hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Sự hiện diện của tích cực xã hội của doanh nghiệp đối với dân tộc đã là một tài sản quý. Đó cũng là lẽ thường tình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Búp bê Matryoshka trong "tích cực xã hội"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO