Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mới đây đã thông qua quy định mới chỉ cho phép cứu trợ toàn bộ hệ thống tài chính thay vì giải cứu từng công ty cá nhân, nhằm giải quyết lo ngại các khoản cứu trợ sẽ chỉ khiến các tổ chức tài chính vấp phải nhiều khó khăn và nguy cơ phá sản lớn hơn trước.
Theo đó, FED chỉ có thể cung cấp khoản vay tài chính cho ít nhất 5 tổ chức trở lên thay vì hỗ trợ từng công ty riêng lẻ như trường hợp cứu trợ Tập đoàn AIG trong khủng hoảng tài chính hồi năm 2008.
Quyết định mới này cũng sẽ bãi bỏ khái niệm là các tập đoàn tài chính quá lớn để có thể sụp đổ ("too big to fail"), vốn đã tồn tại từ lâu tại Mỹ.
Theo Reuters, trước đây, FED thường cho vay ngắn hạn đối với các ngân hàng để đảm bảo hoạt động của hệ thống tài chính và đây được coi là một phần nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương Mỹ.
Tuy vậy, kể từ thập niên 30, FED đã được cho phép cho vay nhiều hơn nữa trong các cuộc khủng hoảng tài chính và điều này đã gây ra nhiều tranh cãi kể từ đó.
Cụ thể, năm 2008, FED đã giúp đỡ tài chính khẩn cấp cho AIG cũng như cho JPMorgan Chase vay tiền để giảm thiểu tổn thất từ thương vụ mua lại Bear Stearns, qua đó khiến công ty này lâm vào bờ vực phá sản.
Đồng thời, FED khi đó đã ban hành một loạt các chương trình cứu trợ khẩn cấp khác như khoản cho vay 710 tỷ USD cũng như bảo lãnh khoản vay cho nhiều công ty tài chính. Những động thái này của FED nằm ngoài chương trình nới lỏng định lượng (QE) mà Ngân hàng Trung ương Mỹ tuyên bố thực hiện.
Mặc dù hiện các khoản vay từ thời khủng hoảng tài chính của FED đã được thanh toán xong và ngân hàng trung ương này đã kiếm thêm được khoản lợi nhuận 30 tỷ USD, nhưng một số nhà phê bình cho rằng FED đã phản ứng thái quá trong thời kỳ khủng hoảng năm 2008 và sử dụng những biện pháp khẩn cấp chưa được quy định rõ theo luật pháp.
Tiếp theo Bản tin Tài chính - Kinh doanh là các tin tức đáng chú ý khác: Pháp hỗ trợ hơn 2 tỷ USD phát triển năng lượng xanh cho châu Phi; Ngành báo in của Trung Quốc có xu hướng thoái trào vì báo mạng; Thói quen không lấy hóa đơn của người tiêu dùng khiến giải pháp chống gian lận xăng không phát huy hiệu quả; Phú Yên phát triển mô hình điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt Nam”; Kakao trở thành một trong 2 ngân hàng trực tuyến đầu tiên tại Hàn Quốc... Mời quý vị tiếp tục quan tâm theo dõi.
>Fed tăng lãi suất, các nước đang phát triển gặp rủi ro
>Các nền kinh tế sẽ bị tác động ra sao nếu FED tăng lãi suất
>Sau khủng bố tại Paris, FED có nên tăng lãi suất vào tháng 12 tới?