EU siết chặt nhập khẩu hàng Trung Quốc

K.T| 14/12/2016 00:15

EU sẽ siết 

chặt quy định thương mại đối với các mặt hàng nhập khẩu, trong đó có sản

 phẩm xuất xứ từ Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa hai bên đang căng thẳng liên quan đến quy định về chống bán phá giá.

EU siết chặt nhập khẩu hàng Trung Quốc

Ngày 13/12, Liên minh châu Âu (EU) quyết định siết 

chặt quy định thương mại đối với các mặt hàng nhập khẩu, trong đó có sản

 phẩm xuất xứ từ Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa hai bên đang trở nên căng thẳng.

Cụ thể, sau ba năm thương lượng, 28 thành viên các nước thành viên EU đã cho phép châu Âu quyền tự do lớn hơn trong việc

 chống lại nguyên liệu nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt trong những trường hợp bán phá 

giá.

Giới chuyên môn đánh giá đây sẽ là tín hiệu đáng mừng đối với các nhà sản xuất thép châu

 Âu hiện đang lâm vào khủng hoảng do sản lượng dư thừa lớn của thép giá rẻ Trung

 Quốc. Tuy nhiên, động thái trên được nhìn nhận sẽ làm sâu sắc thêm căng thẳng thương mại với Trung Quốc.

Trước đó, Bắc Kinh đã kiện Mỹ

 và EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) do đã từ chối công nhận nước này là

 "nền kinh tế thị trường" và tiếp tục duy trì các biện pháp chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng quy định siết chặt thuế chống bán phá giá của Mỹ và EU gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu và việc làm của một số ngành công nghiệp ở Trung Quốc cũng như thể hiện "chủ nghĩa bảo hộ ngầm" và "thiên vị" của phương Tây.

Được biết, Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001. Ngày 11/12 vừa qua đánh dấu việc Điều 15 trong Nghị định thư về việc Trung Quốc gia nhập WTO hết hạn. Điều khoản này cho phép các thành viên khác trong WTO đối xử với Trung Quốc như đối với một nền kinh tế phi trị trường và sử dụng chi phí sản xuất hàng hóa ở một nước thứ ba để đánh giá hàng hóa của Trung Quốc có được bán thấp hơn giá thành sản phẩm hay không.

Vào tháng 11 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo cách tính mới chống bán phá giá và bảo hộ đối với Trung Quốc, theo đó bỏ khái niệm "nền kinh tế phi thị trường" và thay bằng thuật ngữ "xáo trộn thị trường."

>Tổng thống đắc cử Mỹ: “Trung Quốc không phải nền kinh tế thị trường”

>Châu Âu không công nhận Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị trường

>5 tiêu chí để được công nhận là nền kinh tế thị trường

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
EU siết chặt nhập khẩu hàng Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO