Tây Ban Nha dẫn đầu năng lực cạnh tranh ngành du lịch

TUẤN NGUYỄN| 14/05/2015 06:30

Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa công bố Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch, lập bảng xếp hạng 141 quốc gia dựa trên 14 tiêu chí.

Tây Ban Nha dẫn đầu năng lực cạnh tranh ngành du lịch

Theo một báo cáo định kỳ 6 tháng, ngày 6/5 vừa qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Geneva, Thụy Sĩ công bố Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch, lập bảng xếp hạng 141 quốc gia dựa trên 14 tiêu chí.

Đọc E-paper

Năm 2015, lần đầu tiên trong lịch sử, Tây Ban Nha đứng đầu bảng xếp hạng, vượt qua Thụy Sĩ từ hạng nhất tụt xuống hạng 6.

Theo WEF, Tây Ban Nha phát ra "một tín hiệu tích cực cho thấy sự hồi phục đất nước". Vị trí hạng nhất Tây Ban Nha có được là do sức hấp dẫn về văn hóa (số 1 về tiêu chí này) và chất lượng của cơ sở hạ tầng (đứng thứ 2). Sau Tây Ban Nha và Pháp là Đức, Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Úc, Ý, Nhật Bản và Canada.

Nước Pháp đã lấy lại được sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh trong ngành du lịch. Trong báo cáo năm 2015, Pháp được xếp thứ 2, tốt hơn nhiều so với vị trí thứ 7 hồi năm 2013. Pháp trở lại hạng cao nhờ thành tích rất tốt về các chính sách văn hóa (xếp thứ 2 về tiêu chí này) và về cơ sở hạ tầng (xếp thứ 4).

Tuy nhiên, Pháp lại bị xếp hạng rất kém (hạng 139) trong tiêu chí về giá cả, du khách quốc tế đánh giá Pháp là một điểm đến rất đắt đỏ. Nhưng cũng phải kể rằng Pháp vẫn là điểm đến du lịch hàng đầu thế giới khi tính về lượng khách quốc tế với trên 84 triệu lượt khách trong năm 2013 (số liệu khách năm 2014 sẽ chỉ được giới chức năng Pháp công bố vào tháng 8 tới đây).

Ở các nước đang phát triển, Trung Quốc (thứ 17) và Brazil (thứ 28) đã thành công khi nằm trong số 30 quốc gia hấp dẫn nhất.

Ông Roberto Crotti, một nhà kinh tế tại WEF, cho rằng: "Sự đa dạng đặc trưng của 30 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng cho thấy không cần phải là một nước giàu mới có ngành công nghiệp du lịch phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhiều nước vẫn phải nỗ lực đáng kể để đáp ứng những thách thức của ngành du lịch, bao gồm việc phát triển chính sách cấp thị thực và cải thiện việc quảng bá, bảo vệ di sản văn hóa của họ”.

WEF cũng lưu ý có 6 nước châu Âu trong top 10 bảng xếp hạng. Với các chuyên gia WEF, du khách tầng lớp trung lưu từ các nước đang phát triển, người già và những người trẻ thế hệ Y (được hiểu là những người sinh ra trong giai đoạn 1982-1993) hứa hẹn là mục tiêu cho ngành du lịch.

Ngành công nghiệp du lịch đã chiếm gần 10% GDP toàn cầu, tăng trưởng trung bình 3,4% mỗi năm trong vòng 4 năm qua, nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng toàn cầu, với chỉ 2,3% trong cùng thời kỳ.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), trong 5 năm tới, việc phát triển ngành có thể đạt đến 5,2% mỗi năm.

>7 điểm du lịch kỳ thú nhất thế giới
>“Ấn tượng Việt Nam”: Du lịch nội địa bứt phá
>Châu Á: thị trường du lịch hàng không lớn nhất thế giới
>Làm du lịch kiểu...nông dân Úc

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tây Ban Nha dẫn đầu năng lực cạnh tranh ngành du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO