Bêlem xưa và nay

P. NGUYỄN DŨNG| 26/12/2013 00:48

Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời, nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Bêlem, ánh sáng tỏa lan tưng bừng. Nghe trên không trung tiếng hát Thiên thần vang lừng", rất nhiều người biết và thuộc đoạn bài hát này, vì nó vẫn thường vang lên vào mùa Giáng sinh.

Bêlem xưa và nay

"Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời, nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Bêlem, ánh sáng tỏa lan tưng bừng. Nghe trên không trung tiếng hát Thiên thần vang lừng", rất nhiều người biết và thuộc đoạn bài hát này, vì nó vẫn thường vang lên vào mùa Giáng sinh. Trong thực tế, Bêlem hôm nay thế nào?

Đọc E-paper

Quảng trường Máng Cỏ

>5 resort trượt tuyết thư giãn mùa Đông
>Québec, công viên Safari tuyết trắng!
>
"Ngôi làng tuyết" ở Montréal
>Xứ sở tuyết trắng Kiruna
>
Tận hưởng mùa đông xứ tuyết

Ngày xưa thật xưa, Chúa Giêsu sinh ra làm người ở Bêlem (đọc trại ra từ Bethlehem), miền Juđê, nước Pha-Lệ-Tinh. Hồi đó, Pha-Lệ-Tinh là thuộc địa của đế chế La Mã với kinh đô chính ở tận Rome, nay là thủ đô của nước Ý.

Bêlem chỉ là một thị trấn nhỏ, tọa lạc trên sườn đồi và được bao bọc cũng bởi nhiều ngọn đồi. Thị trấn này rất ít dân, đa số sống bằng nghề nông, chăn nuôi và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Nhưng theo đúng ý nghĩa từ Bethlehem trong tiếng Hi Bá Lai thì đây phải là một vùng đất màu mỡ vì Bethlehem có nghĩa là "nhà bánh mì”.

Bêlem còn là nơi chào đời của một nhân vật rất oai hùng trong lịch sử Israel, một chàng trai chăn cừu, đánh thắng gã khổng lồ Goliath và sau này trở thành vua David. Vì thế, Bêlem được vinh dự mang tên "Thành phố của David".

Ngày nay, Bêlem vẫn còn đó, nhưng lộ rõ hình ảnh của sự nghèo khó, tù túng với bức tường bê-tông cao, dày bao bọc quanh năm kể từ khi quân lính Israel dựng lên vào năm 2002. Bêlem bây giờ ở Bờ Tây, một phần lãnh thổ của Palestine, muốn đến thăm nhà thờ Chúa Giáng sinh, dạo bước trên cánh đồng năm xưa những kẻ chăn cừu được Thiên sứ báo tin vui về việc Đấng Cứu thế đã xuống thế làm người, du khách phải khởi hành từ Jerusalem bên phần đất của Israel, di chuyển về hướng nam, đổi xe buýt với bác tài và hướng dẫn viên đều là người Palestine, lái qua mấy trạm gác mới qua được bức tường ngăn cách.

Thế nhưng, không vì đường đi không thật êm nhẹ, xuyên suốt mà Bêlem vắng khách. Ngược lại, thật đáng kể là khi năm 2013 kết thúc, thị trấn nhỏ mà cách nay hơn 2.000 năm đã được chứng kiến cảnh Thiên thần ca hát "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương" là nơi viếng thăm của khoảng 2 triệu du khách theo Kitô giáo đến từ khắp nơi trên thế giới.

Theo Bộ Du lịch Israel, đây là con số cao kỷ lục, nếu so với năm 2012 thì tăng thêm đến 820.000 du khách. Riêng vào mùa Giáng sinh 2013 này, dự kiến có khoảng 75.000 du khách, trong đó có 25.000 khách hành hương Kitô giáo đến thăm Bêlem.

Địa chỉ nổi tiếng số 1 ở Bêlem chính là Nhà thờ Chúa Giáng sinh. Theo Thánh sử Luca, do ông Thánh Yuse không tìm được chỗ trống ở nhà trọ quanh đó nên Đức bà Maria đành phải sinh chúa Giêsu trong máng cỏ, đặt trong cái hang đá.

Và từ chốn ấy, vào thế kỷ thứ IV, Hoàng đế La Mã Constantin Cả đã cho xây dựng nên ngôi thánh đường đầu tiên. Hai trăm năm sau, đến lượt Hoàng đế Justinian cho xây dựng lại thánh đường cũ.

Hầu hết những gì còn sót lại của ngôi thánh đường này là những gì vẫn mỗi năm thu hút rất đông du khách. Gồm cả cái ô cửa ra vào thật thấp, thật hẹp đến những bích họa, bốn hàng 12 cây cột đá màu nâu đỏ.

Nhà thờ Chúa Giáng Sinh

Và càng đáng kể hơn nữa, trong khi ngôi thánh đường Chúa Giáng sinh ở một bên cánh của Quảng trường Máng cỏ, trung tâm Bêlem, với ngôi sao đa cánh bằng bạc biểu thị cho đúng nơi Chúa Giêsu sinh ra trong căn hầm phía dưới, luôn thu hút khách hành hương lẫn du khách bình thường, thì cộng đồng người Palestine theo Kitô giáo tại đây lại đang suy giảm.

Phía ngoài Nhà thờ Chúa Giáng sinh là Quảng trường Máng cỏ. Đối diện Nhà thờ Chúa Giáng sinh là ngôi thánh đường Hồi giáo Omar. Và tọa lạc ngay cạnh Nhà thờ Chúa Giáng sinh là Nhà nguyện Thánh Catherina thành Alexandria, nay được chăm sóc, lo việc phụng vụ bởi các tu sĩ dòng Phanxicô. Chính từ nhà nguyện này mà toàn bộ chương trình thánh lễ Giáng sinh được truyền hình trực tiếp đến mọi tín hữu Kitô giáo khắp thế giới.

Trên quảng trường này, vào mỗi mùa Giáng sinh sẽ lần lượt diễn ra những cuộc diễu hành thật thánh thiêng và đầy màu sắc. Tín hữu Kitô giáo La Mã diễu hành mừng Chúa Giáng sinh vào đêm 24/12; tín hữu Chính thống giáo Hy Lạp diễu hành vào ngày 7/1, còn tín hữu Armenian diễu hành ngày 19/1. Câu ca "Bêlem, Juđê, phúc cho người được nhìn thấy Chúa" sẽ vang lên khắp nơi trong ngày Chúa xuống trần.

Ngày nay, nếu bạn đặt bước du hành đến Bêlem, miền Juđê và thăm cánh đồng chăn cừu, bạn vẫn sẽ thấy những kẻ chăn cừu như xưa. Còn vào các buổi sáng trong tuần, Quảng trường Máng cỏ vẫn là nơi tụ tập buôn bán đủ mọi loại thực phẩm, gồm những ổ bánh thấm ướt mật ong, dầu ô-liu... đến những vật phẩm dùng trong phụng vụ Kitô giáo. Vì ngày nay người dân Bêlem còn sống tốt nhờ kinh doanh ảnh, tượng về Chúa Giêsu, Thánh gia thất...

Ngôi sao bạc, nơi Chúa Giêsu ra đời
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bêlem xưa và nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO