Du lịch di sản văn hóa là một trong 7 trụ cột phát triển ngành du lịch của TP.HCM, bao gồm du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, cộng đồng, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí và hoạt động về đêm, MICE, du lịch y tế và du lịch đường thủy.
Theo ước tính của Sở Du lịch TP.HCM, 57% du khách quốc tế và 28% khách nội địa có nhu cầu tham quan di sản văn hóa. Sự kiện trụ sở HĐND và UBND TP.HCM - di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia 110 năm tuổi mở cửa đón khách du lịch dịp 30/4 và 1/5 rất được quan tâm. Chỉ sau 24 giờ công bố chủ trương và hướng dẫn đăng ký, chương trình gần như kín chỗ. Các công ty lữ hành lập tức mở tour. Lượng khách vượt ngoài dự kiến, nóng hơn cả SEA Games 32. Dù đã thêm một số khung giờ cho khách vào tham quan, nhưng vẫn còn rất nhiều khách đành phải chờ dịp sau. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn mở cửa, trụ sở HĐND và UBND TP.HCM đã thu hút gần 1.500 khách tham quan.
Việc di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia 110 năm tuổi tại TP.HCM mở cửa đón khách du lịch, cũng mở ra cơ hội cho cộng đồng và du khách tiếp cận với tâm thế “bình đẳng” với đối tượng di sản mà mình có quyền được chiêm ngưỡng và hưởng thụ. Thông qua đó, người dân cũng cảm nhận sự tôn trọng, tin tưởng, thân thiện của chính quyền và thấy rõ giá trị của “di sản văn hóa”, từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn di sản.
Trong số mới phát hành vào ngày 10/5/2023, Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn dành trọn chuyên đề về phát triển du lịch văn hóa - lịch sử với loạt bài viết, phỏng vấn từ nhiều góc nhìn của các chuyên gia, doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà quản lý như:
-Tham quan công sở: Cũ người, mới ta(Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Lửa Việt Tours)
-Ông Lê Trương Hiền Hòa - Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM: Phát triển du lịch văn hóa - lịch sử: Chú trọng chất lượng hơn số lượng(Lê Hạnh - Đăng Báo)
-Sản phẩm du lịch văn hóa và lịch sử thành phố rất đa dạng(TS. Trương Thị Hồng Minh - Trưởng Khoa Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn - Đại học Hoa Sen)
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư: Phải trân quý và bảo vệ di sản(Văn Tám)
-Di sản đô thị: Bảo tồn và thụ hưởng(TS. Nguyễn Thị Hậu)
Cũng trong số này, tại chuyên mục Trò chuyện với Doanh Nhân Sài Gòn, Giáo sư Seng-Su-Tsang (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan - Trung Quốc) sẽ chia sẻ câu chuyện về cảm nhận của ông với đất nước Việt Nam; thời gian làm việc của lao động người Việt; xu hướng chuyển dịch đầu tư của doanh nghiệp Đài Loan sang Việt Nam; chính sách hỗ trợ cũng khởi nghiệp của Đài Loan dành cho sinh viên khởi nghiệp và người khởi nghiệp…
Đặc biệt, thông qua chuyên mục Gặp gỡ, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai chia sẻ câu chuyện về giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM, trong đó đề cập về tỷ lệ đầu tư công thấp, những giải pháp gỡ nút thắt về đầu tư công và dự kiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM có thể lên tới mức 27% ngay trong quý II/2023.
Tại chuyên mục Kinh tế số, tác giả Quyên Phạm - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam đã phân tích về vấn đề bảo vệ bản quyền trong ngành kinh tế sáng tạo, trong đó chỉ ra những cơ hội cũng như đề xuất cách thức thúc đẩy “make in Việt Nam” và hỗ trợ doanh nghiệp Việt bảo vệ bản quyền.
Cùng nhiều bài viết hấp dẫn khác như:
-Cục “máu đông” nợ xấu tái phát triển(Anh Khoa)
-Điện tăng giá, doanh nghiệp khó chồng khó(Hồng Nga)
-Mô hình “mua trước trả sau” có thực sự an toàn?(Mỹ Huyền)
-Phế truất đồng USD?(Khả Hân)
-Sống phải khỏe và khỏe để sống(Nhan Húc Quân)
-Những cuốn sách làm thay đổi cuộc đời tôi(Lê Thị Thanh Lâm - Phó chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP.HCM, Thành viên Hội đồng Sách Doanh nhân)
-Doanh nhân Bạch Thái Bưởi: Cạnh tranh sòng phẳng với tư sản người Pháp, người Hoa(Thanh An)...
Thông tin thêm vui lòng liên hệ tòa soạn Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn
Địa chỉ: 12 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (028) 38201563 - 38201564
Hotline: 0915232024. Fax: (028) 38201565
Email: toasoan@doanhnhansaigon.vn.