Nhạc Việt nhìn từ năm 2013

CHU TRẦN MINH ĐỨC| 20/11/2013 09:42

Chỉ còn hơn tháng là kết thúc năm 2013, một vài sự kiện có liên quan trực tiếp đến nghệ sĩ Việt đã cho thấy góc nhìn đa chiều về đời sống âm nhạc hiện tại.

Nhạc Việt nhìn từ năm 2013

Chỉ còn hơn tháng là kết thúc năm 2013, một vài sự kiện có liên quan trực tiếp đến nghệ sĩ Việt đã cho thấy góc nhìn đa chiều về đời sống âm nhạc hiện tại.

Đọc E-paper

Hà Okio

>Quán quân đi về đâu?
>Giọng hát Việt nhí bơi trong thử thách
>
Đường dài cho "Giọng hát Việt"
>Tính thẩm mỹ trong ca từ

Hoạt động của các "sao"

Những tên tuổi như Phương Linh, Hồ Ngọc Hà, Uyên Linh... đã có một năm 2013 khá buồn tẻ. Sau khi ra mắt album nhạc chỉn chu Tiếng hót từ bụi mận gai, trong một khoảng thời gian khá dài sau đó, Phương Linh lại chọn hát những bản nhạc nhẹ sáng tác sau năm 2000, thường được hát trên các sân khấu, phòng trà.

Do chưa tích cực giới thiệu hình ảnh và con đường âm nhạc của mình, nên dẫu đĩa hát trên được đánh giá cao nhưng cuối cùng cũng chìm vào quên lãng.

Tương tự Phương Linh, Hồng Mơ, một cái tên chưa quen nhưng cũng không quá lạ, mới trình làng album nhạc jazz pha chút soul Khi tình 30 rất đáng nghe nhưng chỉ thuộc dạng đĩa truyền tay, không có bất kỳ hoạt động quảng bá tích cực nào.

Hồ Ngọc Hà có nhiều yếu tố để trở thành một nghệ sĩ đẳng cấp châu Á nhưng những sân khấu quốc tế Hà tham gia cũng chỉ mang tính giao lưu văn hóa, ngày hội âm nhạc... Vậy nên cho đến thời điểm này, Hà vẫn là ngôi sao ca nhạc trong nước, và những sản phẩm cứ nhàn nhạt từ đầu năm 2011 cho đến nay.

Riêng Uyên Linh, ca sĩ trẻ được biết đến sau khi đoạt giải quán quân Vietnam Idol 2010, đang có kế hoạch lớn cho những ngày cuối năm. Hơn nửa năm qua, sau khi chia tay nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung, Linh cùng với ê-kíp mới đã cho ra đời những sản phẩm có sự chắt lọc về hình ảnh, âm thanh.

MV Buồn của Linh dù ra mắt khá muộn nhưng đạt tới sự đơn giản có đẳng cấp, cho thấy triển vọng của những sản phẩm trong tương lai. Tuy nhiên, đường đi tuy chậm mà chắc của Linh cũng không tránh khỏi gian nan vì cô đồng thời phải đảm bảo điều kiện tài chính để có thể yên tâm theo đuổi nghệ thuật.

Những giọng ca đình đám khác như Thanh Lam, Tùng Dương đều có kế hoạch làm liveshow, ra album mới nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn "cái tôi". Thanh Lam quay trở lại làm chương trình với Quốc Trung sau thời gian "chia tay nghệ thuật", đang được dự đoán sẽ bùng nổ trong phạm vi nhạc Việt.

Tùng Dương đi theo hướng thể nghiệm với Độc đạo, cùng sự kết hợp với những nghệ sĩ ngoại quốc cũng chỉ lấp đầy lỗ hổng mà anh cho rằng với ê-kíp Việt thì không thể khắc phục.

Vậy là, với những nghệ sĩ kể trên thì xuất ngoại không phải là hình thức chứng tỏ tài năng, sức ảnh hưởng..., mà quan trọng hơn là để khán giả trong nước đánh giá họ ra sao so với mặt bằng chung của nghệ sĩ Việt. Một cuộc cạnh tranh mang tính quốc gia!

Xuất ngoại để khẳng định vị thế

Nhạc sĩ Quốc Bảo đã bán các album của mình trên trang Amazon từ năm 2003, Mỹ Tâm đi đến cái kết với YouTube và trở nên có sức ảnh hưởng rộng hơn (dù hơi muộn) là hai trong số những sự kiện mà những người làm nhạc ở Việt Nam có thiện chí kết nối với khán giả ở nước ngoài.

Ca sĩ Mỹ Tâm từng xuất ngoại nhiều lần trong quá trình hoạt động biểu diễn và cũng từng được hy vọng sẽ thành công đôi chút tại Hàn Quốc mặc dù xét về nhiều mặt, Mỹ Tâm không thể thắng nổi những ngôi sao K-Pop xinh đẹp, nhảy múa giỏi...

Tâm có giọng hát tốt nhưng lại thiếu gu âm nhạc, nên cũng chưa thể nổi bật. Việc Mỹ Tâm thất bại tại cuộc tranh tài ở EMA 2013 là điều dễ hiểu bởi ca sĩ Việt không mạnh về mặt truyền thông so với quốc tế.

Mỹ Tâm và ca sĩ Trung Quốc Lý Vũ Xuân đều có hơn 10 năm ca hát, nhưng ê-kíp của họ Lý đã đưa cô ra khỏi Đại lục từ rất sớm. Riêng Mỹ Tâm, tuy chưa thể đặt chân lên sân khấu EMA nhưng vẫn tự hào vì đã vượt qua được những cái tên tiếng tăm khác ở khu vực Đông Nam Á.

Với trường hợp của Hà Okio, lọt vào danh sách đề cử vòng loại giải Grammy là điều khá đơn giản, nhưng thực tế có mấy ai hội đủ tiêu chí để tự mình đề cử ca khúc của mình sáng tác? Hành động của Hà Okio có thể sẽ khiến cho một số người tưởng nhầm rằng anh tự tin quá mức, nhưng thật ra đó là sự văn minh của một nghệ sĩ có ý thức.

Nếu Hà Okio không lọt vào đề cử Grammy chính thống thì chắc chắn sẽ chẳng có nghệ sĩ Việt nào làm được điều tương tự, bởi vì nghệ sĩ Việt dường như không có đủ tự tin, sự hiểu biết và bản lĩnh để đưa tên mình lên bản đồ âm nhạc thế giới.

Suy nghĩ của họ nói chung là tự ti, tự cho mình không đủ đẳng cấp, không đủ xứng đáng mà quên rằng, để tham gia một cuộc chơi đôi khi chỉ cần tự tin.

Bất kể Hà Okia hay Mỹ Tâm có thành công với vạch xuất phát cho chặng đường quốc tế hóa cái tên của mình lẫn nhạc Việt, thì họ cũng đã vẽ thêm một nét khác cho biểu đồ nhạc Việt trong năm 2013.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhạc Việt nhìn từ năm 2013
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO