Lối mòn

QUÝ YÊN| 16/09/2013 09:43

Đã thành thông lệ, các chương trình truyền hình thực tế "nhập khẩu" mỗi năm lại lên sóng một lần.

Lối mòn

Đã thành thông lệ, các chương trình truyền hình thực tế "nhập khẩu" mỗi năm lại lên sóng một lần. Từ Vietnam Idol, Giọng hát Việt, Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy hoàn vũ và mới đây là Giọng hát Việt nhí... đều được các nhà sản xuất kiên trì theo đuổi hằng năm. Tuy nhiên, sự kiên trì này có mang đến cho khán giả những món ăn ngon khi vị đã không còn lạ hay không lại là chuyện khác...

Đọc E-paper

Giọng hát Việt đang "đuối" dần trong việc thu hút khán giả

>>Giọng hát Việt nhí bơi trong thử thách
>>The Voice Kids: đâu cần quá khích

Chương trình mở đầu cho cơn bùng nổ nhập khẩu chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam có lẽ phải kể đến Thần tượng âm nhạc Việt Nam (Vietnam Idol).

Diễn ra vào mùa Hè năm 2007 trên kênh HTV9 của Đài Truyền hình TP.HCM, Vietnam Idol ngày ấy ngay lập tức được khán giả đón nhận bởi sự "tươi mới" mà chương trình mang đến.

Tiếp nối làn sóng của Vietnam Idol, các nhà sản xuất bắt đầu lao vào cuộc "săn" các chương trình truyền hình thực tế đình đám ở các nước về phục vụ khán giả xem đài. Sự nhanh nhạy của các nhà sản xuất là rất đáng ghi nhận bởi đã giúp truyền hình Việt Nam lột xác.

Đáng tiếc, cũng vì chỉ nhập khẩu nên việc sản xuất chương trình gần như phụ thuộc vào định dạng chính của nguyên bản. Thiếu sự sáng tạo riêng, chương trình truyền hình thực tế ngày một trở nên nhàm chán khi khán giả đã "quen miệng" và có quá nhiều lựa chọn để thưởng thức.

Có thể xét sự tụt dốc này ở lượt xem trên các trang mạng. Đơn cử ở chương trình được xem là đột phá của năm 2012 là Giọng hát Việt, có thể thấy, nếu như năm đầu tiên các liveshow của Giọng hát Việt luôn đạt lượt xem lại "khủng" nhất trên Zing TV, thì từ năm thứ hai, chương trình này "đuối" dần với số lượt xem ngày càng giảm sút.

Theo thống kê từ trang mạng này, mùa đầu, Giọng hát Việt có đến 4 - 5 triệu lượt xem/tập trên Zing TV. Thậm chí, có những tập Zing TV "tiếp đón" hàng trăm ngàn lượt xem cùng lúc, bằng tất cả các chương trình khác cộng lại.

Bước sang năm thứ hai, Giọng hát Việt trở nên kém hấp dẫn, với lượt xem có khi giảm cả chục lần, chỉ còn 400.000 - 1,5 triệu lượt/tập. Ngay cả màn biểu diễn được xem nhiều nhất trong phần thi đối đầu của hai thí sinh Cát Tường - Song Tú với ca khúc One night only cũng chỉ có 175.947 lượt xem, con số quá khiêm tốn so với những gì nhà sản xuất đã làm được trước đó.

Tương tự, rating của những chương trình Vietnam Idol, Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy hoàn vũ... mùa sau cũng thường khó bằng mùa trước.

Đáng tiếc, đối mặt với tình trạng này, thay vì đầu tư vào sáng tạo để chương trình có được sức hút mới thì các nhà sản xuất lại chọn giải pháp là nhập thêm chương trình lạ hơn.

Ví dụ, sau Giọng hát Việt, Cát Tiên Sa lại nhập khẩu thêm Giọng hát Việt nhí, và liền kề với Giọng hát Việt nhíGot to dance..., để rồi vị lạ ấy cứ nhạt dần theo từng mùa lên sóng.

Hậu quả là khán giả sẽ chỉ theo dõi mùa sau nếu tình cờ hay cố ý chương trình truyền hình thực tế ấy bùng nổ một scandal, như việc thí sinh chuyển giới tiết lộ thân phận hay nhà sản xuất quan hệ đồng tính với thí sinh...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lối mòn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO