Gangnam Style thổi bùng thương hiệu Hàn Quốc

10/10/2012 09:51

Gangnam Style" gần đây trở thành sản phẩm âm nhạc xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Tại cả Mỹ và Anh, clip này đứng ở vị trí thứ hai trên các bảng xếp hạng âm nhạc danh giá.

Gangnam Style thổi bùng thương hiệu Hàn Quốc

"Gangnam Style" gần đây trở thành sản phẩm âm nhạc xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Tại cả Mỹ và Anh, clip này đứng ở vị trí thứ hai trên các bảng xếp hạng âm nhạc danh giá, trong khi video đình đám thu hút hơn 406 triệu lượt xem.

Ước mơ về một thương hiệu quốc gia

Hiện tượng âm nhạc này mang lại sự phấn khởi đặc biệt cho chính phủ Hàn Quốc thời gian qua. Đặc biệt quan tâm đến việc củng cố hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, từ khi lên làm tổng thống năm 2008, ông Lee Myung-bak đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển "tiềm lực mềm" nhằm mang lại lợi ích cho nền kinh tế.

Ngay sau đó, Tổng thống Lee Myung-bak đã thành lập một hội đồng thường trực chính phủ để gây dựng thương hiệu quốc gia. Cũng kể từ đó, Hàn Quốc gia tăng chi tiêu cho các khoản tài trợ nước ngoài và đảm nhiệm vài trò chủ nhà của nhiều sự kiện cấp cao, trong đó có hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2010.

Cơn sốt nhạc Pop thực ra không phải là một phần trong kế hoạch thương hiệu quốc gia, nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ông Ma Young-sam - đại sứ ngoại giao công chúng, Bộ Ngoại thương nước này - cho biết.

Điệu nhảy "Gangnam Style" của chàng mập xứ Hàn Psy đã thực sự trở thành một biểu tượng chiến thắng cho ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc, với sức mê hoặc vô cùng lớn. Trước đó, một loạt ca sĩ, ban nhạc mang thương hiệu Hàn cũng làm mưa làm gió trên thế giới, bao gồm cả các thị trường âm nhạc hàng đầu như Mỹ, Anh... Hồi tháng trước, "Pieta" trở thành bộ phim Hàn đầu tiên giành giải thưởng danh giá tại Venice Film Festival và tiểu thuyết "Please Look After Mother" - cũng là một trong những tác phẩm bán chạy nhất thế giới năm nay.

Đại sứ Ma cho biết: "Khi mà người nước ngoài dành nhiều sự quan tâm đến các ca sĩ, đến nghệ thuật Hàn Quốc, khi mà họ thực sự yêu mến cái tên Hàn Quốc, họ sẽ mua nhiều sản phẩm mang thương hiệu Hàn. Đây chính là những gì chúng tôi đang cố gắng triển khai".

Các nhà sản xuất, các doanh nghiệp lớn trở thành những đại diện quan trọng cho hội đồng chính phủ trong chiến lược gây dựng thương hiệu quốc gia. Nhiều trong số này dành sự quan tâm đặc biệt đến mục tiêu chung. Từng được biết đến là thị trường của những sản phẩm tẻ nhạt như thép, tàu chở hàng, giờ đây, các công ty Hàn đang tăng cường tập trung vào các lĩnh vực - mà ở đó hình ảnh hấp dẫn và quyến rũ đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Samsung Electronics đang ở trong cuộc chiến ngang sức ngang tài với gã khổng lồ Apple trên thị trường smartphone. Theo ước tính của các chuyên gia, chỉ 3 tháng qua qua, Samsung đã bán được 20 triệu điện thoại Galaxy SIII - dòng sản phẩm ấn tượng trên thị trường công nghệ thế giới.

Hyundai cũng đang nỗ lực từng bước, phát triển sản phẩm để đủ sức trở thành đối thủ cạnh tranh với các thương hiệu đình đám như Audi và BMW.

Sức mạnh của thương hiệu giải trí Hàn Quốc

Có những doanh nghiệp nhận được những lợi ích to lớn từ sự bứt phá của nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc. Amore Pacific, nhà sản xuất mỹ phẩm lớn nhất nước, đang bứt phá với mức tăng trưởng hai con số tại Trung Quốc - nơi mà thương hiệu "made in Korea" luôn được đánh giá cao. Kim Bong-hwan, giám đốc điều hành tập đoàn, nhận xét, sự mến mộ của người Trung Quốc đối với những ngôi sao truyền hình và âm nhạc Hàn Quốc là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của Amore Pacific.

Jang Te-you, nhà sản xuất chương trình truyền hình nổi tiếng, cũng là nhân vật có đóng góp lớn trong việc làm nổi bật thương hiệu nghệ thuật Hàn Quốc tại các quốc gia châu Á khác. Sự kết hợp khéo léo giữa những giá trị gia đình truyền thống với cuộc sống thành thị hiện đại, cộng với phong cách thời trang vô cùng tinh tế đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn đối với khán giả Nga, Nam Mỹ và nhiều thị trường mới.

Cũng giống như nhiều lĩnh vực kinh tế khác, tại Hàn Quốc, ngành công nghiệp phim ảnh bị thống trị bởi những tập đoàn liên minh lớn. Trong môi trường kinh doanh như vậy, những nhà làm phim độc lập đương nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xin tài trợ tài trợ, hay đơn giản là thuyết phục các tạp phim trình chiếu những sản phẩm của họ. Ông Kim cho biết: "Toàn bộ quá trình làm phim từ sản xuất đến phân phối đều chịu sự chi phối của các gã khổng lồ và điều này kìm hãm môi trường cạnh tranh lành mạnh".

Tuy nhiên, lịch sử đầy biến động của thị trường Hàn Quốc đã mang lại cho nghệ thuật những động lực mạnh mẽ - lý giải cho vị trí danh giá trên thị trường thế giới mà nước này đang nắm giữ, tác giả "Please Look After Mother" cho biết. Tác phẩm "Please Look After Mother" của Shin mới đây cũng đã trở thành đỉnh cao của cuộc bùng nổ ngành công nghiệp nghệ thuật Hàn Quốc.

"Hàn Quốc không có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế, nhưng chính con người là thứ tài nguyên vô giá tạo ra tài sản và giá trị", bà Shin nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gangnam Style thổi bùng thương hiệu Hàn Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO