Cannes 2019: Phim Mỹ thất thu vì chiến tranh thương mại Trung - Mỹ

Minh Nguyễn| 20/05/2019 06:30

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang đã dẫn đến việc các nhà phát hành Trung Quốc dè dặt và hạn chế mua lại các dự án phim độc lập vừa và nhỏ của Mỹ tại Cannes 2019, theo Hollywood Reporter.

Cannes 2019: Phim Mỹ thất thu vì chiến tranh thương mại Trung - Mỹ

Việc siết chặt hàng rào thuế quan của Tổng thống Donal Trump tại Trung Quốc ngay trước thềm Cannes 2019 không chỉ khiến căng thẳng giữa hai nước leo thang mà còn khiến các nhà nhập phim đến từ Trung Quốc e dè trước các bộ phim của Mỹ. Một số nhà phân tích chỉ rằng, Bắc Kinh sẽ trả đũa hàng rào thuế quan của Trump một cách có tính toán hơn: việc mua bán các phim Hollywood vẫn diễn ra bình thường nhưng khâu phát hành thì lại khác. Lệnh trừng phạt có thể đưa ra bất cứ lúc nào. Điều này gần như trở thành luật bất thành văn mà bất cứ nhà phát hành phim Trung Quốc nào có mặt tại Cannes năm này đều hiểu. “Tôi không tự cảm thấy tự tin khi mùa phim Mỹ vào thời điểm này” - ông Ruby Xie - Giám đốc Phát hành Rise Culture đến từ một tập đoàn tài chính của Bắc Kinh có mặt tại Cannes năm nay, cho biết.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở thành thị trường phim sôi động nhất tại châu Á và là mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim Hollywood, mang về lợi nhuận khổng lồ, không chỉ với các bom tấn mà còn cứu nguy cho nhiều hãng phim. Một bộ phim có thể èo uột tại thị trường bản địa nhưng tại Trung Quốc, tình hình có thể hoàn toàn thay đổi. Có thể kể đến Pacific Rim (2013), The Expendables 3 (2014), Terminator Genisys (2015), Warcraft (2016)…

Theo Aynne Kokas, tác giả của cuốn sách Hollywood Made in China , những bộ phim bom tấn Hollywood với chi phí sản xuất khoảng 200 triệu USD trở lên bắt buộc phải thành công tại thị trường Trung Quốc để có thể mang về lợi nhuận. Đó chính là lý do 'Hollywood đang nỗ lực làm những bộ phim dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường Trung Quốc'. Giờ đây, sự quan tâm này không dừng lại ở việc mời một vài diễn viên Trung Hoa xuất hiện trên màn ảnh rộng mà nghiêng hẳn về việc sản xuất ra những bộ phim riêng về đài tài Trung Quốc, diễn viên Trung Quốc đóng chính. Hoa Mộc Lan của Disney là một ví dụ điển hình.

cannes-04-7206-1558256229.jpg

Bộ phim Capernaum của nhà làm phim người Lebanon bán được 45 triệu USD tại phòng vé Trung Quốc

Trở lại câu chuyện chợ Cannes, mọi năm đây là nơi các nhà làm phim Hollywood có thể bán bộ phim của họ một cách nhanh chóng và thuận lợi. Nhưng giờ đây, cơ hội đó đã ghé sang các nhà làm phim châu Âu và các nước châu Á khác. Thành công doanh thu phòng vé gần đây của các bom tấn Bollywood, hay cuốn phim Capernaum của đạo diễn người Lebanon - Nadine Labaki với 45 triệu USD phòng vé khiến Bắc Kinh tin tưởng rằng, họ sẽ làm giảm đi sự thống trị của những bộ phim Mỹ, dù tất nhiên, để được chiếu tại Trung Quốc, trước đó các nhà làm phim Hollywood đã phải trải qua nhiều cửa ải “xét duyệt” khắc nghiệt như: hạn chế suất chiếu, cắt điện liên tiếp ở những ngày đầu phát hành, đẩy phim vào giờ không đẹp… "Điều này có thể có thể có lợi cho những hãng phát hành như chúng tôi" - Martin Moskowicz, nhà phát hành từ Đức vừa nhận được lời chấp thuật phát hành cuốn phim kinh dị The Silence tại Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại cũng đang làm trầm trọng hơn các điều kiện kinh tế vốn đã là thách thức không hề nhỏ trong các ngành công nghiệp Trung Quốc. Giá của đồng NDT giảm 3,5% so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu tháng 3, đẩy chi phí của người mua phim tăng lên. Một số phân tích chỉ ra rằng, Bắc Kinh sẽ còn để đồng NDT tiếp tục trượt xa hơn nữa, nhằm bù đắp cho tác động của hàng rào thuế quan. Bên cạnh đó, việc chính quyền ngày càng thắt chặt việc chuyển tiền số lượng lớn ra ngoài, những cuộc mua bán hay đầu tư phim của các công ty Trung Quốc tại Cannes 2019 phần nào được giám sát chặt chẽ.

Moonfall, cuốn phim khoa học viễn tưởng trị giá 150 triệu USD của đạo diễn Roland Emmerich là bộ phim có kinh phí đầu tư lớn nhất của Hollywood được mang đến Cannes năm nay (dự kiến ra rạp vào năm 2021), được cho là đang vận động hơn 30-40 triệu USD từ phía các nhà đầu tư Trung Quốc. Nếu như 3 năm trước đây, sẽ là một cuộc tranh nhau giữa các ứng viên Trung Quốc hòng rót tiền vào bộ phim. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. “Đây thực sự là khoảng thời gian rất khó lường” - một nhà đầu tư và phát hành phim Trung Quốc khá kỳ cựu cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cannes 2019: Phim Mỹ thất thu vì chiến tranh thương mại Trung - Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO