Từ chuyện mía đường, nghĩ về năng lực cạnh tranh

SÔNG THU| 28/01/2015 06:43

Việc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đề nghị Bộ Công Thương cho nhập 100 ngàn tấn đường theo hình thức "tạm nhập tái xuất" đã nhận được những ý kiến đa chiều, đặc biệt là phản ứng từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA).

Từ chuyện mía đường, nghĩ về năng lực cạnh tranh

Việc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đề xuất Bộ Công Thương cho nhập 100 ngàn tấn đường theo hình thức "tạm nhập tái xuất" đã nhận được những ý kiến đa chiều, đặc biệt là phản ứng từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA).

Đọc E-paper

Vì sao ngành mía đường phản ứng? Đơn giản vì giá đường của HAGL nhập về rẻ hơn nhiều so với giá đường trong nước bởi nhờ vào quy trình sản xuất, chế biến tập trung, cộng nghệ trồng và chế biến hiện đại.

Giá thành 1 tấn mía đường của HAGL nhập từ Lào về chỉ 240 ngàn đồng, trong khi Việt Nam sản xuất là 800 ngàn đồng. Theo đó, giá 1 kg đường của HAGL chỉ ở mức 4.000 đồng, trong khi các nhà máy của Việt Nam bán là 16.000 đồng và đến tay người tiêu dùng là 23.000 - 25.000 đồng!

Sự kiện này đã phản ánh chân thực năng lực cạnh tranh của ngành mía đường nói riêng, đồng thời cảnh báo năng lực của các ngành kinh tế trong nước trước khi bước vào sân chơi khu vực - Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

>>Gia nhập AEC: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Ngành công nghiệp ôtô được nhiều ưu đãi từ chính sách nội địa hóa bao năm nay giờ quay trở về vạch xuất phát; ngành nông nghiệp vẫn loay hoay nuôi con gì, trồng cây gì; ngành cơ khí chỉ dừng lại việc gia công ốc vít; ngành lương thực trong đó phần lớn lúa gạo cũng chỉ dừng lại ở số lượng còn chất lượng chưa như kỳ vọng; ngành dệt may mặc dù những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng hàm lượng nội địa hóa vẫn còn thấp; ngành công nghiệp thực phẩm, ngành giấy, xi măng, sắt thép... nếu không được đầu tư đúng mức về công nghệ, nhân lực và mô hình quản lý phù hợp thì không sớm thì muộn cũng theo "vết xe" của ngành mía đường.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN, một thị trường với hơn 600 triệu dân, đang là cơ hội rất lớn nếu các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sẵn sàng về nội lực để ra "biển lớn". Đồng thời, đây cũng là thách thức, thanh lọc khắc nghiệt đối với những DN nhỏ và vừa của Việt Nam khi chưa đủ lực để cạnh tranh sòng phẳng với các DN trong khu vực.

Nhưng ngoài cơ hội thị trường, các DN hầu như không có thông tin gì từ bên ngoài, cá nhân từng DN cũng chưa có sự chuẩn bị gì, trong khi đó các đối thủ trong khu vực đã bén rễ chắc chắn tại thị trường Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, phần thắng sẽ rơi vào tay kẻ mạnh – những DN lớn, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, còn phần lớn DN Việt Nam chỉ ở quy mô nhỏ và vừa nên rất khó để cạnh tranh trong "cuộc chơi" sòng phẳng này.

Trước mắt, Cộng đồng Kinh tế ASEAN chỉ là sân chơi "ao làng" với nhiều điểm tương đồng với nền kinh tế Việt Nam nên khả năng cạnh tranh quyết liệt chứ chưa đến độ khốc liệt như khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Thuế quan Nga - Belarus-Kazakhstan...

Bởi bên cạnh lợi ích mang lại, Việt Nam còn phải cam kết một loạt thỏa thuận khắt khe về kiểm soát chất lượng, kiểm dịch, rào cản kỹ thuật...

Từ sự kiện mía đường của HAGL và đội bóng U19 của bầu Đức với giấc mơ khiêm tốn cùng tuyển Việt Nam vô địch SEA Games, liên tưởng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN là sân chơi để DN Việt Nam khởi động sẵn sàng cho các sân chơi lớn như RCEP và TPP... Ai tận dụng được cơ hội người đó sẽ chiến thắng. Nhận thức, thái độ và hành động sẽ quyết định "miếng bánh" mà DN Việt có được trong cuộc chơi này.

>>70% doanh nghiệp vẫn lơ mơ về AEC

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Từ chuyện mía đường, nghĩ về năng lực cạnh tranh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO